Dự thảo đề cương: Luật Thủy lợi.[20/12/12]

20/12/2012 08:38

13

DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG

LUẬT THUỶ LỢI

BBT. Tổng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT) đang tiến hành soạn thảo ‘Luật Thủy lợi’. Dưới đây là Dự thảo Đề cương của Luật. Tổng Cục mong nhận được góp ý của đông đảo bạn đọc.

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

             Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

             Luật này quy định về các hoạt động liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

             Các hoạt động liên quan đến đê điều; phòng, chống thiên tai; cấp, thoát nước đô thị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

             Điều 2. Đối tượng áp dụng

             Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống tại Việt Nam hoặc tham gia hoạt động về lĩnh vực thủy lợi tại Việt Nam. Sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân.

             Điều 3. Giải thích từ ngữ

             Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Công trình thuỷ lợi;

- Hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Công trình đầu mối;

- Kênh chính;

- Kênh nội đồng;

- Công trình trên kênh;

- Sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi;

- Hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Tổ chức hợp tác dùng nước;

- Nước sinh hoạt;

- Nước sạch;

- Nước hợp vệ sinh;

- Giá dịch vụ thuỷ lợi;

- Xã hội hoá công tác thủy lợi;

-...

Điều 4. Nguyên tắc chung trong hoạt động thủy lợi

1. Mục tiêu: Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế-xã hội;

2. Yêu cầu: Tuân thủ quy hoạch; thống nhất theo lưu vực sông, khép kín, đồng bộ theo hệ thống công trình thuỷ lợi; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thích ứng với phát triển thượng lưu sông liên quốc gia; tiết kiệm nước, hiệu quả kinh tế-xã hội;

3. Bảo vệ công trình thủy lợi là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân;

4. Phương châm: Huy động nguồn lực của toàn xã hội để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển thủy lợi theo hình thức xã hội hóa;

5. Đối tượng: Phục vụ đa ngành, đa mục tiêu; ưu tiên nước sinh hoạt, nước sản xuất nông nghiệp, nước cho vùng đặc biệt khó khăn.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi

Điều này quy định về chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện đối với tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đầu tư vào hoạt động thủy lợi.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về thuỷ lợi.

Điều này quy định các nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuỷ lợi.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm.

 

CHƯƠNG II

ĐIỀU TRA CƠ BẢN, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

   Điều 8. Điều tra cơ bản thuỷ lợi

             1. Yêu cầu: Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi và chỉ đạo, điều hành;

2. Nội dung: Điều tra số liệu cơ bản về số lượng và chất lượng nước; hiện trạng công trình thủy lợi; công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

3. Trình tự: Lập hồ sơ, trình và phê duyệt kết quả điều tra cơ bản;

4. Thẩm quyền: Phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản và quy định việc sử dụng kết quả điều tra cơ bản.

   Điều 9. Chiến lược phát triển thuỷ lợi

1. Yêu cầu: Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Nội dung: Quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình phát triển thủy lợi cho từng vùng trên phạm vi toàn quốc; kế hoạch hành động thực hiện chiến lược;

3. Trình tự: Lập, thẩm định và trình duyệt; đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện chiến lược.

4. Thẩm quyền: Thẩm quyền thẩm định, trình phê duyệt, phê duyệt chiến lược.

   Điều 10. Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy lợi

             1. Yêu cầu: Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng; phù hợp với Chiến lược phát triển thủy lợi; đáp ứng yêu cầu phát triển của quốc gia theo từng giai đoạn.

             2. Nội dung: Gồm các loại quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành; nội dung quy hoạch gồm: Đánh giá hiện trạng; mục tiêu và nhiệm vụ; xây dựng, phân tích kịch bản phát triển; giải pháp quy hoạch (phương án chọn); phân kỳ thực hiện; tổ chức thực hiện.

             3. Trình tự: Lập, thẩm định và trình duyệt; đôn đốc, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.

             4. Thẩm quyền: Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và trách nhiệm của các cấp, các ngành về thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.

             Điều 11. Kế hoạch phát triển thủy lợi

             Điều này quy định về yêu cầu, nội dung, trình tự xây dựng, trình duyệt, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi.

 

CHƯƠNG III

  ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Điều 12. Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi: Phù hợp quy hoạch; đồng bộ; tuân thủ tiêu chuẩn và quy chuẩn về kỹ thuật; đảm bảo chất lượng, an toàn, tiết kiệm;

Điều 13. Chính sách đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Điều này quy định về chính sách chung của Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi; loại công trình thuỷ lợi Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng; chính sách áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi; chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; chính sách khuyến khích đóng góp của nhà đầu tư kết hợp giữa thủy lợi và thủy điện.

Điều 14. Hoạt động xây dựng công trình thủy lợi

Điều này quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng; xác định chủ đầu tư và thỏa thuận khi xây dựng các hồ chứa nước; việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; quy định về sử dụng đất để xây dựng và bảo vệ công trình thuỷ lợi, trách nhiệm giải phóng mặt bằng và bồi thường thiệt hại; thi công xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đang vận hành; nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

Điều 15. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Điều này quy định về đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; tuân theo quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt; trong trường hợp chưa có trong quy hoạch thì phải được người có thẩm quyền cho phép.

Quy định về vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi.

 

CHƯƠNG IV