Sông Hồng và những vấn đề về nước trong qui hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội. (3/3/07)

03/03/2007 19:59

12

SÔNG HỒNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NƯỚC

TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

 

(Tham luận của đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT

tại Hội thảo "Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội")

 

Vùng Thủ đô Hà Nội là một trong những vùng chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quốc gia và quốc tế. Theo Quyết định số 118/2003/QĐ-TTG ngày 1 1/6/2003 về việc thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, phạm vi bao gồm Thành phố Hà Nội và 7 tỉnh xung quanh: Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam. Tổng diện tích của vùng thủ đô khoảng 13.370 km2 với dân số khoảng 11.800.000 người.

Vùng Thủ đô Hà Nội nằm trong lưu vực sông Hồng sông Thái Bình, đây là một lưu vực sông liên quốc gia với tổng diện tích tự nhiên là 169.000 km2. Trong đó: Phần diện tích lưu vực nằm ở Trung Quốc là 81.200 km2 chiếm 48% diện tích toàn lưu vực. Phần diện tích nằm ở Lào là 1.100 km2 chiếm 0,7% diện tích toàn lưu vực. Phần diện tích nằm ở Việt Nam là 86.680 km2 chiếm 5/,3% diện tích toàn lưu vực. Đây là con sông lớn thứ hai (sau sông Mê Kông) chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra biển Đông. Lưu vực sông Hồng bao gồm 26 tỉnh, thành phố thuộc vùng núi, đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nay toàn bộ lưu vực đã xây dựng được 55 hệ thống thuỷ nông vừa và nhỏ, 1785 hồ chứa lớn nhỏ, 40.190 đập dâng, 2100 trạm bơm điện lớn nhỏ, hàng ngàn công trình thuỷ luân, thuỷ điện, 3500 km đê các cấp. Các công trình thuỷ lợi đã góp phần to lớn vào việc phục vụ cấp nước, thoát nước chống lũ và bảo vệ môi trường cho lưu vực, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Để việc quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô phù hợp với Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước của lưu vực sông Hồng-sông Thái Bình cũng như các quy hoạch chuyên ngành khác, dưới góc độ của ngành Thuỷ lợi xin nêu một số vấn đề về sông Hồng và Tài nguyên nước cần được quan tâm trong Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội như s au :

I. Về phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai

Trong Quy hoạch phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng đã xác định được tiêu chuẩn chống cho thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng như sau:

- Mực nước lũ thiết kế đê cho thủ đô Hà Nội cấp đặc biệt là 13,40 m (tại Hà Nội).

- Mực nước lũ thiết kế đê cho hệ thống là 13,/0 m (tại Hà Nội).

- Mực nước lũ thiết kế đê cho hệ thống sông Thái Bình là 7,20 m (tại Phả Lại).

Tuỳ thuộc vào các hồ chứa lớn thượng nguồn tham gia chống lũ cho hạ du đồng thời kết hợp biện pháp khác như phân chậm lũ... mà mức bảo đảm có thể nâng lên hiện tại là 125 năm, tương lai là 200 năm, 300 năm và 500 năm.

- Giai đoạn trước mắt: Nội thành Hà Nội và các vùng khác chống với lũ tháng 8/1971 có lưu lượng lũ tự nhiên tại Sơn Tây 37.800 m3/s.

- Giai đoạn sau khi có hồ Tuyên Quang trên sông Gâm: Nội thành Hà Nội chống với lũ 250 năm có lưu lượng tự nhiên tại Sơn Tây 42.600 m3/s. các Vùng khác thuộc vùng đồng bằng chống với lũ 150 năm có lưu lượng lũ tự nhiên tại Sơn Tây 40.500 m3/s.

- Giai đoạn sau khi có hồ Sơn La trên sông Đà: Trường hợp dung tích chống lũ bậc thang sông Đà dành 7 tỷ m3 : Nội thành Hà Nội chống với lũ 500 năm có lưu lượng lũ tự nhiên tại Sơn Tây 48.500 m3/s. các Vùng khác thuộc vùng đồng bằng chống với lũ 300 năm có lưu lượng lũ tự nhiên tại Sơn Tây 44.500 m3/s( Trường hợp dung tích chống lũ bậc thang sông Đà dành lớn hơn 7 tỷ m3 : Nội thành Hà Nội chống với lũ > 500 năm. Các vùng khác chống lũ > 300 năm.

 

Có 6 giải pháp công trình và phi công trình để phòng chống lũ cho đồng bằng và trung du sông Hồng, trong đó có vùng thủ đô Hà Nội như sau:

 

1. Củng cố hệ thông đê sông

Đê là biện pháp cơ bản dùng để bảo vệ cho 38 vùng ảnh hưởng lũ thuộc đồng bằng và trung du sông Hồng. Chiều cao toàn bộ 45 tuyến đê sông đã là giới hạn cuối cùng, càng nâng cao đê thì mức bảo đảm an toàn đê càng giảm và vì vậy hiện tại cũng như về lâu dài sẽ không nâng cao mực nước lũ thiết kế các tuyến đê lên cao hơn nữa. Trước mắt cần tập trung tu bổ đảm bảo về mặt cắt đê như tiêu chuẩn thiết kế đê. Sửa chữa hoặc làm mới các cống dưới đê đã quá hạn sử dụng, hoặc đã bị hư hỏng như lún sụt, nứt cống là hết sức cần thiết. Hệ thống đê của vùng cần được nâng cấp, tu bổ và cứng hoá mặt đê.

 

2. Khai thông dòng chảy để thoát lũ

Để đảm bảo tăng khả năng thoát lũ của hệ thống lòng dẫn sông cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Tiếp tục chỉnh trị dòng sông, đặc biệt là bãi sông, các cửa phân lưu và hành lang thoát lũ, xác định chỉ giới thoát lũ cho các loại hành lang như dịch tuyến đê bối đối với những đoạn bị co hẹp dòng chảy.

- Các cầu đã xây dựng trước kia như cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Đương, Đường... đề nghị có giải pháp chống bồi lắng phía thượng lưu và tim cầu.

- Kiên quyết giải tỏa các khu dân cư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thoát lũ Tuyến đê bối chỉ được giữ ở mức báo động số 2, khi mức nước lũ sông Hồng lên cao để bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội có thể cho chậm lũ vào những vùng này. Cần có chính sách đối với nhân dân sống trong vùng bối.

- Cải tạo hành lang thoát lũ phía sông Tích, sông Đáy thành hành lang thoát lũ lâu dài ở phía Tây Nam đồng bằng sông Hồng.

- Để hạ thấp mức nước lũ đoạn Sơn Tây - Hà Nội thì phải cải tạo lòng dẫn, thiết lập hành lang thoát lũ trên đoạn sông Hà Nội - Hưng Yên (bước đầu thiết lập hành lang thoát lũ đoạn Chém - Khuyến Lương) đây là đoạn sông hạ du liền kề ngay đoạn sông trọng điểm của Hà Nội.

 

3. Giải pháp phân chậm lũ

- Phân lũ sông Hồng vàn sông Đáy để giảm mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội và các vùng hạ du nhưng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến 675.000 nhân khẩu thuộc các tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Nam Định. Thực hiện biện pháp này sẽ có nhiều rủi ro, nếu công tác dự báo không tốt và vận hành không kịp thời thì hiệu quả cắt lũ sẽ rất hạn chế, lại gây tổn thất rất lớn về người và tài sản xã hội.

- Giai đoạn từ nay đến khi hồ Sơn La xây dựng vẫn phải giữ nguyên công trình phân chậm lũ. Đây sẽ là biện pháp dự phòng để đối phó với các trận lũ có chu kỳ tái diễn 300-500 năm hoặc xảy ra sự cố công trình.

 

4. Giải pháp hồ chứa ở thượng lưu

Các hồ chứa ở thượng lưu là công trình cơ bản cắt lũ, hạ mực nước ở đồng bằng sông Hồng xuống dưới mực nước thiết kế của hệ thống đê, đề nghị:

- Bậc thang sông Đà: Dung tích chống lũ cho hạ du dành 7 tỷ m3 và về lâu dài nâng cao hơn nữa.

- Bậc thang sông Lô: Dung tích chống lũ cho hạ du dành 2,0 tỷ m3 (trong đó Thác Bà dành 0,5 tỷ m3; Tuyên Quang dành cắt lũ cho Hà Nội 1,0 tỷm3; Bắc Mê dành 0,5 tỷm3).

- Thời gian xây dựng hồ Sơn La phải từ 12-15 năm vì vậy đề nghị hồ Tuyên Quang có thể đưa vào chống lũ trước năm 2010 càng sớm càng tốt, tiếp theo là Sơn La vào năm 2015.

 

5. Trồng và bảo vệ rừng

Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn cũng là một giải pháp truyền thống để giữ đất, giữ nước chống xói mòn và cạn kiệt, làm chậm dòng chảy lũ, chống lũ quét. Trong chương trình trồng 5 triệu ha rừng, sau năm 20/0 có thể nâng độ che phủ rừng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc lên khoảng 55,6%. Đây là biện pháp lâu dài và không thể có hiệu quả ngay được, ừ nhất cũng phải 10 đến 15 năm sau mới phát huy tác dụng điều tiết dòng chảy.

 

6. Tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả các giải pháp phòng chống lũ

- Tổ chức mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn phục vụ cho việc cảnh báo và dự báo lũ, nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo.

- Tổ chức quản lý lưu vực, hệ thống lòng dẫn ở hạ lưu và các công trình phòng chống lũ theo pháp lệnh đê điều, theo luật trồng và bảo vệ rừng, luật tài nguyên nước, luật bảo vệ môi trường và các luật, pháp lệnh có liên quan.

- Lập các quy chế, quy trình vận hành hồ chứa nhằm phát huy can hiệu quả cắt lũ cho hạ du, ngăn chặn các nguy cơ xẩy ra sự cố trên cơ sở phối hợp điều hành hợp lý các giải pháp phòng chống lũ hiện có.

- Giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng chính sách, chế độ tài chính nhằm tăng cường khả năng thực thi các giải pháp công trình và phi công trình.

- Tổ chức lực lượng phòng hộ, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ và khắc phục hậu quả lũ lụt theo phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

- Tăng cường hợp tác Quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc và trước hết là cung cấp các thông tin về thời tiết mưa lũ, các diễn biến trên lưu vực có liên quan đến sự hình thành lũ lụt hoặc sự cố công trình.

 

II. Về Cấp nước

Vùng thủ đô Hà Nội hiện tại và tương lai là vùng có nền kinh tế và xã hội phát triển mạnh bởi vậy nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên nguồn nước đến trên lưu vực sông Hồng là hữu hạn. Bởi vậy việc khai thác sử dụng nguồn nước của hệ thống sông Hồng để phục vụ cho phát triển cho vùng thủ đô Hà Nội trước mắt và lâu dài phải phù hợp với quy hoạch chung của toàn lưu vực.

Cần phải có quy hoạch chi tiết cấp nước cho vùng Thủ đô Hà Nội để phục vụ các đối tượng chủ yếu dùng nước, bao gồm:

- Nước được sử dụng phục vụ nông nghiệp: cấp nước cho trồng trọt (lúa, hoa màu, cây công nghiệp, rau, hoa quả), cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và cấp nước cho chăn nuôi, gia súc, gia cầm.

- Nước sử dụng cho công nghiệp bao gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, chế biến.

- Nước dùng cho dịch vụ gồm: Thương mại, du lịch, giao thông, vệ sinh môi trường, phục vụ công cộng.

- Nước dùng cho sinh hoạt dân cư đô thị và nông thôn.

 Xem xét rà soát các công trình thuỷ lợi hiện có phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong vùng, để có giải pháp kỹ thuật nâng cấp tu bổ kiên cố hoá (đối với công trình xuống cấp) chưa đáp ứng được nhiệm vụ như hồ Đại Lải, cống Xuân Quan . . .

Xác định để xây dựng mới các công trình phục vụ cấp nước tạo nguồn phục vụ sản xuất, sinh hoạt, cải tạo môi trường chất lượng nước.

Đề xuất xây dựng các công trình khai thác phục vụ cấp nước cho các khu công nghiệp, đô thị đặc biệt là các khu công nghiệp đô thị mới phát triển như khu công nghiệp đô thị Láng Hoà Lạc, khu vực Sóc Sơn-Nội Bài...

Lập kế hoạch để đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các công trình đã nêu trong quy hoạch.

 

III Về tiêu thoát nước

Tiêu thoát nước của vùng Thủ đô Hà Nội, ngoài việc tiêu trực tiếp ra các sông Hồng, Đuống, Đáy thì phần lớn lượng nước mùa mưa và hầu hết lượng nước thải mùa kiệt đều tiêu thoát vào 3 hệ thống thuỷ lợi lớn đó là: Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải và sông Nhuệ.

Hệ thống tiêu thoát nước Nam Hà Nội liên quan chặt chẽ với hệ thống tiêu sông Nhuệ đây là hệ thống bao gồm phạm vi lãnh thổ của 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Tây và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên 107.530 ha, diện tích canh tác 79.502 ha, trong đó Hà Nội 25.369 ha có 9.260 ha canh tác. Về mùa mưa cần tiêu úng thì lại bị mực nước cao của các sông bao bọc gây trở ngại.

Qua phân tích diễn biến úng và mực nước trên sông Nhuệ thì thấy rằng toàn bộ lượng nước tiêu của nội thành đổ ra sông Nhuệ qua cống Thanh Liệt < +5,Om. Lưu lượng xả lớn nhất qua cống Thanh Liệt: Qmax=35m3/s. Vì vậy cống Thanh Liệt chỉ tiêu thoát tết khi mực nước sông Nhuệ thấp và khả năng năng tiêu thoát nước càng giảm khi mực nước sông Nhuệ tăng. Do đó. ngày càng thấy rõ khả năng tiêu tự chảy cho nội thành vào sông Nhuệ là rất. hạn chế và nếu có bơm vào sông Nhuệ cũng không phải là phương án kinh tế và hợp lý cho hệ thống tiêu toàn vùng. Trong bối cảnh đó phương án tiêu chính cho nội thành phải là công trình bơm ra sông Hồng mới có khả năng thực tế góp phần giai quyết nạn úng ngập hiện nay.

Hướng giải quyết là phải xây dựng quy hoạch chi tiết cho việc tiêu thoát vùng Thủ đô Hà Nội với các yêu cầu giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập nước mưa trong phạm vi lưu vực sông Tô Lịch với điện tích 7.750ha, bao gồm 4 quận nội thành (cũ) và một phần diện tích 2 quận (mới). Cầu Giấy và Hoàng Mai với trận mưa 310mm trong 2 ngày với tần xuất 10%. Hiện nay đã hoàn thành trạm bơm Yên Sở tiêu ra sông Hồng giai đoạn 1 (Q=45 m3/s), cần tiếp tục dự án giai đoạn II(Q= 45m3/s) và các công trình khác có liên quan để đảm bảo yêu cầu tiêu thoát cho lưu vực sông TÔ Lịch 7.750ha.

Xây dựng hệ thống cống, mương, sông, dẫn nước tiêu tốt đê khắc phục tình trạng nước thai ứ đọng gây ô nhiễm môi trường nước, cải thiện điều kiện sống nhân dân trong khu vực đô thị hoá không để xảy ra úng giả tạo cả nội thành và ngoại thành.

Đề xuất phương án giải quyết tiêu thoát nước cho khu vực (gồm quận Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, Thanh Xuân (Hà Nội) và Hà Tây tiêu ra sông Đáy bằng trạm bơm.

Tiêu thoát nước khu vực Đông Anh và Bắc Gia Lâm có mối liên quan chặt chẽ với hệ thống tiêu Bắc Đuống (gồm cả địa phận của Hà Nội và Bắc Ninh): Đối với khu vực này cần tập trung nghiên cứu giải quyết tiêu thoát bằng động lực ra các sông trục chính như :

- Khu đô thị phát triển Đông Anh dự kiến tiêu thoát ra sông Hồng bằng trạm bơm Vĩnh Thanh với quy mô khoảng 70m3/s diện tích tiêu 7200ha, có kết