Ủy hội Đập lớn Thế giới (CIGB-ICOLD): Điểm Tin #1.[06/04/13]
Ủy hội Đập lớn Thế giới (CIGB-ICOLD)
Điểm Tin #1 |
|
AP (The Associated Press) - DENIS D. GRAY, ELAINE KURTENBACH - 19/12/2012:
ü NGƯỜI XÂY ĐẬP CỦA THẾ GIỚI (THE WORLD'S DAM BUILDER). Những doanh nghiệp và ngân hàng khổng lồ Trung Quốc đã và đang xây khoảng 300 đập từ Algeria dến Myanmar…Sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc xây dựng đập bắt đầu từ đầu những năm 2000 khi các công ty của họ đánh bật các đối thủ cạnh tranh của phương Tây…
ü SÔNG TATAY (Campuchia). Các kỹ sư & công nhân Trung Quốc đã phát quang một vùng hoang vu để xây dựng đập cao 100m trên sông Tatay và một số đập trên các sông khác trong tỉnh Koh Kong bất chấp sự phản kháng của dân làng và những nhà bảo vệ môi trường…
ü ĐẬP Ở KAMPOT (Campuchia). Đập Kamchay trị giá 280 triệu US$ là dự án đầu tư lớn nhất của nước ngoài được coi như biểu tượng của quan hệ bền chặt Trung Quốc – Campuchia… Trung Quốc có thể cấp tiền cho các dự án mà các nước phương Tây và Ngân hàng Thế giới tư chối do những trở ngại về môi trường, xã hội, chính trị,… Campuchia muốn tăng sản lượng điện 16% trong khoảng 2002-2011. Hiện mới chỉ 14% nông thôn có điện, ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Bun Narith, quan chức ở Bô Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng, cho biết: ”…Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Thủy điện được ưu tiên . Trung Quốc đề xuất, đồng thời có khả năng cung cấp tài chính và kỹ thuật…20 đập đã và đang được xây dựng ở Campuchia chủ yếu do Trung Quốc thực hiện nhằm đưa Campuchia ra khỏi bóng tối và đủ năng lượng dùng. Chúng tôi có chính sách cân bằng giữa môi trường và năng lượng … Mọi người tin rằng đập làm xong thì có nhiều điện để xài ở Kampot và giá điện sẽ rẻ hơn nhiều, nhưng thực sự đã không thay đổi gì nhiều.. ”
ü ĐẬP Ở MYANMAR. Trung Quốc đã xây khoảng 50 đập.… Đập Myitsone làm hàng ngàn người phải di rời và gây ngập vùng đất linh thiêng của cộng đồng thiểu số Kachin. Đấy cũng là lý do mà họ lại một lần nữa vũ trang nổi dậy phản đối….
Techniquesde l’Ingénieur– OLIVIER DANIÉLO – 18/12/2012
MAROC SẼ ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI VỀ TỔ HỢP THỦY – PHONG ĐIỆN.
Vương quốc Maroc đã công bố ‘Chương trình Tích hợp Thủy – Phong điện và Điện khí hóa nông thôn (Programme Intégré Eolien / Hydro et Electrification Rurale)’. Phong điện – điện gió – là nguồn năng lượng tái tạo luôn biến động nhưng nếu kết hợp với thủy điện thì lại có thể cung cấp điện năng theo yêu cầu, nhất là trong những giờ đỉnh điểm khi điện có giá rất cao. Việc chuyển đổi năng lượng được thực hiện nhờ Trạm bơm. Khi lượng điện gió lớn quá yêu cầu, nó sẽ được dùng để bơm nước từ hồ thấp ở hạ du lên hồ cao ở thượng du. Ưu việt của việc chuyển đổi điện năng qua bơm là hiệu suất cao (hơn 80%) và tuổi thọ của bơm cũng rất cao (hàng thế kỷ) so với các biện pháp khác (thanh nhiên liệu, pin điện – hóa,..)…
…Cuộc ‘hôn nhân’ của nước và gió có triển vọng ở mọi nơi. Tại Maroc, sau một vài dự án tương đối nhỏ trên các đảo El Hierro, Canari,… người ta đang triển khai hàng loạt hệ thống lớn. Một trong những hệ thống áy có công suất 850 MW gồm 4 công viên điện gió ở những vị trí lợi nhất. Chúng có thể đạt công suất 1000 MW và được đưa về Abdelmoumen ở vùng Agadir phía cực Nam Maroc, nơi hiện đã sẵn có hồ chứa….
… Thủy-Phong điện có triển vọng vượt lên trên điện hạt nhân thế hệ mới và điện mặt trời. Ở Maroc, mức đầu tư toàn bộ dự án (1000 MW điện gió + 520 MW thủy điện + mạng lưới ..) là 1600 triệu €. Trong khi đó, một trung tâm điện mặt trời có công suất 1000 MW trị giá 4500 triệu € (theo hợp đồng với các hãng Siemens & Bosch)…
(mời xem nguyên văn tại phần tiếng Anh-Pháp của www.vncold.vn trang /En/Web/Content.aspx?distid=563 )