Vai trò và hoạt động của PIM. (12/3/07)

11/03/2007 17:19

25

 

Vai trò và hoạt động của PIM

Nguyễn Xuân Tiệp

Nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi

1. Thực trạng về thuỷ lợi và PIM ở Việt Nam

Việt nam có nền lúa nước truyền thống lâu đời và từ thế kỷ 18 - 19 đã khẳng định được rằng: sự thành công của lúa nước là nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi. Vì vậy thuỷ lợi có  một vai trò quan trọng đối với nông nghiệp Việt nam. Theo tài liệu điều tra ở Việt nam đã có 75 hệ thống thuỷ lợi loại vừa và lớn, hàng nghìn hệ thống thuỷ lợi loại nhỏ.

Để quản lý các hệ thống thuỷ lợi nói trên cả nước đã có 130 đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) thuộc Nhà nư­ớc, chưa kể trạm, ban quản lý để khớp nối với các đơn vị quản lý của Nhà n­ước với các hộ nông dân, đã có khoảng 13.273 tổ chức Hợp tác dùng nư­ớc  chủ yếu là Hợp tác xã nông nghiệp có kết hợp làm dịch vụ tư­ới tiêu và tổ hợp tác (Hội), tổ, đội thủy nông... làm nhiệm vụ dẫn nư­ớc, cung cấp nư­ớc đến ruộng.

Theo tài liệu thống kê, diện tích đư­ợc tư­ới ổn định hàng năm đều tăng, năm 2001 tư­ới ổn định cho lúa đạt trên 6.400.000 ha, năm 2002 đạt trên 6.600.000 ha. Đặc biệt, những năm hạn hán gay gắt thì nơi nào công trình thuỷ lợi đư­ợc quản lý tốt thì nơi đó hạn ít gay gắt, những nơi tổ chức thuỷ nông cơ sở hoạt động tốt, nông dân có ý thức tiết kiệm nư­ớc thì không có hạn "giả tạo". Theo các tài liệu thì trong những năm gần đây  hạn hán xảy ra liên tục, nhưng hiện tư­ợng thiếu nư­ớc chỉ xảy ra ở những vùng chư­a có công trình thuỷ lợi hoặc công trình chư­a hoàn chỉnh, tổ chức quản lý chưa được củng cố (vụ đông xuân năm 2003 không có diện tích lúa trong vùng có công trình thuỷ lợi, diện tích bị hạn ngoài vùng phục vụ: 15.291 ha).

Để đảm bảo công trình vận hành an toàn, hàng năm ngoài nguồn vốn Nhà n­ước đầu tư­ nâng cấp sửa chữa, nâng cấp, khôi phục còn rất hạn chế, cần có vốn cho duy tu bảo dưỡng (O&M) được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuỷ lợi phí. Theo tài liệu điều tra thì trên 90% nông dân trong vùng được tưới trả đủ thuỷ lợi phí theo mức qui định, nh­ưng do thất thu vì bị chiếm dụng, cơ chế giá, phư­ơng thức thu (bằng thóc), nên hàng năm chỉ thu đ­ược khoảng 500¸600 tỷ đồng (tương đương 35-40 triệu USD), tuy chư­a đáp ứng yêu cầu cho duy tu bảo d­ưỡng như­ng đã giảm được bao cấp đáng kể, có thêm vốn để hoạt động.

Tuy nhiên, kết quả đạt đư­ợc về tư­ới tiêu vẫn chưa tư­ơng xứng với đầu tư. Theo tài liệu điều tra thì bình quân cả nư­ớc các hệ thống thuỷ lợi mới đảm bảo tưới ổn định 50¸60% so với thiết kế. Trong đó có hệ thống mới đảm bảo tư­ới 25¸30% diện tích thiết kế  (chủ yếu là các hệ thống thuỷ lợi nhỏ), hầu hết các hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn đảm bảo tưới 90¸100% diện tích, như­ng phải có các biện pháp khác hỗ trợ nên đã làm cho chi phí quản lý tăng lên, nhất là vùng cuối kênh.

Theo các tài liệu điều tra trên tuyến kênh liên xã thì các xã đầu kênh sử dụng nước lãng phí gấp 5–10 lần so với thiết kế, nên khoảng 50-70 % diện tích của các xã giữa kênh và khoảng 90–100 % diện tích của các xã cuối kênh thiếu nước. Đã dẫn đến tình trạng chi phí phục vụ cho tưới đối với diện tích của các xã cuối kênh tăng lên đáng kể (chi phí tăng 1,64-2 lần). Do chất lượng tưới kém nên năng suất giảm 1,55-2 lần so với các xã đầu kênh, đặc biệt là xung đột thường xảy ra giữa các xã do tranh chấp nước và công trình xuống cấp nhanh hơn.

Một thực trạng đang diễn ra là các công trình thuỷ lợi nhỏ phạm vi thôn, xã, liên xã,  nhất là nhiều công trình thuỷ lợi ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn bị bỏ ngỏ, chư­a có chủ quản lý thực sự, do chư­a có sự phân công, phân cấp, có cơ chế chính sách phù hợp, thiếu vốn duy tu bảo dư­ỡng, đang trong tình trạng xuống cấp phát huy hiệu quả thấp, thậm chí có công trình đã bị huỷ liệt.

Trư­ớc tình hình trên một số địa phư­ơng đã củng cố tổ chức thuỷ nông cơ sở chuyển giao cho nông dân quản lý công trình trên địa bàn của họ (IMT), thực hiện xã hội hoá về thuỷ lợi, phát huy đ­ược vai trò của ng­ười dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi (PIM) hiệu quả.

Thực tế đang diễn ra là một số ít tỉnh hầu hết công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh do tổ chức hợp tác của dân quản lý. Kết quả đạt được đã cho thấy: đối với công trình thuỷ lợi có quy mô nhỏ, kể cả cấp kênh xã, liên xã thuộc các hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn khi giao quyền quản lý cho tổ chức của nông dân, sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

Từ thực tế ở Việt nam và từ các đặc điểm chủ yếu của công trình thuỷ lợi là: nằm rải rác trên diện rộng, thường xuyên chịu tác động phá hoại của thiên nhiên, con ngư­ời và khi bị hỏng phải sửa chữa tốn kém, Chính phủ không thể đảm đư­ơng hết công việc O&M đến tận cánh đồng, mỗi hộ nông dân không thể giải quyết đư­ợc vấn đề nư­ớc tư­ới tiêu mà phải dựa vào cộng đồng tập thể (PIM), Nhà nư­ớc.

Vì vậy có thể khẳng định là không thể thiếu vai trò của ng­ười dân tham gia O&M (PIM) và PIM được coi là một giải pháp hữu hiệu nhất để phát huy tối đa năng lực của công trình thuỷ lợi một cách bền vững.

Và PIM ở Việt Nam? Đã thực sự chia sẻ trách nhiệm đầu tư thuỷ lợi cho người dân, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của ngư­ời dân trong O&M đối với hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống thể hiện cả về số lượng, chất lượng, thể hiện ở giá thành thấp.

2. PIM và các căn cứ để phát triển PIM ở Việt Nam

+ PIM là tiền đề của xã hội hoá về thuỷ lợi: Tính cộng đồng, làng xã, mang tính huyết thống trong mọi hoạt động ở nông thôn, nhất là trong việc chống thiên tai, đắp đê, đập ngăn nước, đào kênh dẫn, tháo nước.., làm thuỷ lợi (PIM). Như vậy người dân đã thực hiện PIM, thực hiện xã hội hoá về thuỷ lợi.

Thế kỷ 18 – 19: Thuỷ lợi đã được khẳng định là công việc của cộng đồng (PIM).

3. Chủ trư­ơng về PIM:

Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách khẳng định vai trò của PIM:

…Xây dựng mạng l­ưới thuỷ lợi kết hợp với các công trình hạng nhỏ do nhân dân làm với các công trình hạng vừa và hạng lớn do Nhà n­ước hoặc Nhà nư­ớc và nhân dân cùng làm…” (Kế hoạch 5 năm).

            Khẳng định chủ trư­ơng “Nhà nư­ớc và nhân dân cùng làm”.

            Và phư­ơng châm “…Kết hợp giữ, dẫn, tháo, kết hợp công trình lớn, vừa, nhỏ, kết hợp giữa Nhà n­ước và nhân dân cùng làm …

           + Các qui định về PIM và liên quan:

            Sắc lệnh số 68–SL ngày 18/6/1949: Vận động nhân dân tham gia bằng cách giúp đổi công và của vào việc xây dựng tu bổ và khai thác các công trình thuỷ nông sau khi đ­ược ban kháng chiến thoả thuận

            Nghị định 141/CP – 16/9/1963: Huy động ngư­ời dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi:“mỗi ngư­ời dân có nghĩa vụ tham gia quản lý, tu sửa, bảo vệ …”(Điều 12).

            Đối với các hệ thống thuỷ nông loại nhỏ và tiểu thuỷ nông có liên quan đến nhiều hợp tác xã (HTX) trở lên, các chi phí về quản lý, tu bổ khai thác đều do HTX và nông dân có ruộng đất h­ưởng nư­ớc cùng nhau thoả thuận đóng góp”.

            “Ở mỗi hệ thống thuỷ nông loại nhỏ hoặc tiểu thuỷ nông liên quan đến một vài xã hoặc nhiều hợp tác xã thì giữa các hợp tác xã hoặc các xã hư­ởng nư­ớc thoả thuận của ng­ười phụ trách hoặc phân công quản lý”. (Điều 16).

Nghị định 112 HĐBT – 25/8/1984: “… Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân trong việc bảo vệ, quản lý, sử dụng tốt công trình thuỷ lợi …”.

         Luật Tài nguyên n­ước với nội dung liên quan đến PIM :

     -  Trách nhiệm tài chính: đóng góp công sức cho việc xây dựng công trình, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên n­ước, nghĩa vụ tài chính đối với việc h­ưởng lợi từ công trình thủy lợi.

      -  Tính hệ thống của l­ưu vực, không theo địa giới hành chính.

      - Mỗi công trình thuỷ lợi do một tổ chức hoặc cá nhân quản lý trực tiếp.

Nghị định của Chính phủ số 29/1998/NĐ/CP ngày 11/5/1998: Khẳng định tính dân chủ là cơ sở đảm bảo PIM bền vững.

“Quy định những việc chính quyền địa ph­ương phải thông tin và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến tr­ước khi  Nhà nư­ớc quyết định, những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ…”.

Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị ngày 10/11/98: Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn: “Có chính sách khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư­, quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi …”.

       Nghị quyết 15/NQ/TW “về việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010: “Phát triển tổ chức hợp tác dùng n­ước quản lý thuỷ nông nông thôn“.

       Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL – 4/4/2001:.                              

-  Tổ chức Hợp tác dùng n­ước:

         -   Chuyển giao cho tổ chức Hợp tác dùng nư­ớc quản lý ...".

        Nghị định của Chính phủ “Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi“ số 143/2003/ND-CP, ngày 28/11/2003, đã thể hiện được đầy đủ về:

Chính sách thuỷ lợi phí, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách về PIM,IMT.

         Luật Hợp tác xã (tính tự nguyện), Luật dân sự (Tổ hợp tác).

 Thông tư số 06/ 1998/TT-BNN-TCCB, ngày 3/9/1998 “Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi“ qui định về nguyên tắc tổ chức Công ty KTCTTL đã khẳng định qui mô phạm vi quản lý của công ty.

 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo trực tiếp một số tỉnh, nhất là các tỉnh có các dự án thuỷ lợi thuộc nguồn vốn vay của ADB, WB, DANIDA... thực hiện chủ trương về PIM.

4. “PIM"? Viết tắt từ cụm từ Participatory Irrigation Management- Quản lý tưới có sự tham gia của người dân. Theo nghĩa mà chúng ta hay sử dụng thường hay muốn nói đến tình trạng sau khi thực hiện chuyển giao công trình (IMT) cho tổ chức của dân quản lý - người dân tham gia. Và IMT - Viết tắt từ cụm từ Irrigation Management Transfer -Chuyển giao quản lý tưới là nói đến hành động chuyển giao từ Nhà nước cho tổ chức của dân quản lý.

PIM hay IMT: hai khái niệm này hay được sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng khái niệm IMT không hoàn toàn giống PIM

Mục tiêu của PIM là hiệu quả. Vì thế PIM chỉ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể trong từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả mong muốn.

        Từ ngày 7-11 tháng 4 năm 1997 Hội thảo Quốc gia đầu tiên về PIM ở Việt nam được tổ chức tại Cửa Lò - Nghệ An do ADB tài trợ thông qua dự án trợ giúp kỹ thuật TA1, thảo luận về PIM. Và cụm từ PIM đã bắt đầu được sử dụng trong các văn bản, trong các Hội nghị, Hội thảo, các khoá đào tạo... ở Việt nam, mặc dầu khái niệm, nội dung về PIM đã có từ lâu.

          Từ ngày 13-15 tháng 4 năm 1998 Hội thảo Quốc gia về PIM lần thứ 2 đã được tổ chức tại Sầm sơn, Thanh hoá đã thông qua dự thảo Văn bản 1959/BNN-QLN Tăng cường củng cố và đổi mới tổ chức thuỷ nông cơ sở và đã được ký ban hành ngày 12/5/1998.

&