Tiêu chuẩn quốc gia – TCVN 9160 : 2012

14/10/2013 11:26

31

Tiêu chuẩn quốc gia – TCVN 9160 : 2012

Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế

dẫn dòng trong xây dựng

Hydraulic structures – Technical requirements for

design of disversion channel in construction

 

 

 

1          Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế dẫn dòng thi công xây dựng công trình thủy lợi - thủy điện. Đối với các công trình từ cấp I trở lên nếu có những vấn đề phức tạp về điều kiện thủy lực, địa chất, ... cần kết hợp giữa tính toán trong tiêu chuẩn này với thí nghiệm mô hình.

2          Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này :

TCVN 8216 : 2009 : Công trình thủy lợi - Thiết kế đập đất đầm nén;

TCVN 9137 : 2011 : Công trình thủy lợi - Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt thép;

TCVN 9150 : 2011 : Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế;

TCVN 9152 : 2011 : Công trình thủy lợi - Quy trình thiết kế tường chắn công trình thủy lợi;

TCXDVN 356 : 2005 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt  thép  - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXDVN 390 : 2007 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

TCVN 5308 : 1991 : Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng.

3          Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1       

Dẫn dòng thi công (Constructional diversion)

Dùng biện pháp công trình để dẫn nước trong sông chảy theo một phần của lòng sông thiên nhiên hoặc theo một đường dẫn nhân tạo khác nhằm mục đích tạo hố móng được cách ly với dòng chảy để thi công các công trình thủy công trong đó. Có thể dùng các đê quây thu hẹp lòng sông hoặc ngăn hẳn lòng dẫn, bắt dòng chảy đi qua một đường dẫn khác (kênh, tuynen, đập tràn, cống...) đã được chuẩn bị trước để dẫn dòng thi công. Công tác dẫn dòng bao gồm cả công tác ngăn dòng.

3.2       

Ngăn dòng (Impoundment)

Chặn dòng chảy trong một lòng dẫn tại một tuyến đào nào đó, buộc dòng chảy phải chuyển sang một lòng dẫn khác đã được chuẩn bị trước. Ngăn dòng gồm hai giai đoạn: giai đoạn một là thu hẹp lòng dẫn cho đến khi chỉ còn để lại một đoạn đã được tính toán dự kiến trước gọi là cửa hạp long và giai đoạn hai là chặn dòng ở cửa hạp long. Ngăn dòng là giai đoạn thi công phức tạp nhất của quá trình dẫn dòng thi công. Trong quá trình ngăn dòng, do dòng chảy bị thu hẹp dần nên mức nước ở thượng lưu sẽ tăng dần và nước ở dòng dẫn cũ sẽ chuyển dần sang lòng dẫn mới. Sau khi hoàn thành chặn dòng ở cửa hạp long thì nước ở lòng dẫn cũ sẽ chuyển hoàn toàn sang lòng dẫn mới.

3.3       

Đê quây (Coffer dam)

Đập tạm được dùng để ngăn nước không xâm nhập vào vị trí công trình và bảo vệ hố móng trong thời gian thi công xây dựng. Đê quây bảo vệ hố móng bao gồm đê quây thượng lưu, đê quây dọc và đê quây hạ lưu. Hình thức kết cấu của đê quây rất đa dạng nhưng có thể phân loại như sau:

a) Theo điều kiện sử dụng vật liệu: đê quây bằng đất, đất đá, cừ gỗ, cừ thép, cừ liên cung, liên trụ, chuồng cũi gỗ, đá, bê tông, đá xây;

b) Theo phương pháp thi công: thi công trong nước, thi công trên khô.

3.4       

Lưu lượng thiết kế ngăn dòng (Design impoundment flow)

Lưu lượng trung bình ngày của thời đoạn dự kiến ngăn dòng tương ứng với tần suất quy định. Thời đoạn ngăn dòng có thể là tháng hoặc tuần (10 ngày) của tháng dự kiến ngăn dòng.

3.5       

Cấp công trình (Grade of construction)

Căn cứ để xác định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan trọng của công trình. Công trình thủy lợi được phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy thuộc vào quy mô công trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng v.v.... Công trình cấp đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật cao nhất và giảm dần ở các cấp thấp hơn, xem phụ lục A.

 

Mời download và xem file đính kèm