Trao đổi ý kiến về an toàn đập với ông Hoàng Xuân Hồng.[16/10/13]

16/10/2013 09:57

39

Trao đổi ý kiến về an toàn đập với ông Hoàng Xuân Hồng

Michel  Hồ Tá Khanh

Kính gửi ông Hoàng Xuân Hồng,

Tôi đã đọc, rất quan tâm đến bài báo của ông về an toàn đập ở Việt Nam và mong được bổ sung những bình luận dưới đây.

Về phần những đập nhỏ, tôi hoàn toàn tán thành đối với các vấn đề và nguyên nhân của các nguy hiểm tiềm ẩn. Vấn đề này không chỉ xẩy ra ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vì số lượng các đập nhỏ sẽ tăng đáng kể trong tương lai ở các nước đang phát triển nên Ủy ban kỹ thuật đặc biệt (TC) vừa được thành lập của Ủy hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) về “Tương lai và các thách thức mới đối với các đập và hồ chứa ở thế kỷ 21” đã chọn chủ đề các đập nhỏ là một trong các chủ đề quan trọng nhất.Với tư cách là một ủy viên của TC, tôi đã đề nghị tại cuộc họp tới của ICOLD tại Bali, tháng 6, 2014 sẽ thành lập một nhóm công tác (WG) chuyên về mọi phương diện liên quan đến các đập nhỏ. Nhóm W.G này sẽ bao gồm 3 quốc gia châu Phi (Maroc, Burkina Faso, Nam Phi) và 3 quốc gia Châu Á (Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam),vì các quốc gia này đang gặp những vấn đề giống nhau về các đập nhỏ.Ông Chraibi (Maroc) và tôi sẽ điều phối nhóm công tác này.Tôi hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của các kỹ sư Việt Nam chuyên trách về các đập nhỏ, đặc biệt là các thành viên của VNCOLD.

Về những đập lớn ở Việt Nam, tôi không lạc quan như ông dù biết rằng, nói chung, các đập lớn đã được nghiên cứu và giám sát tốt hơn so với các đập nhỏ.

Tôi xin nêu một số ví dụ về các vấn đề đáng được các kỹ sư Việt Nam suy nghĩ và thảo luận trên cơ sở các nhận xét của tôi về một số đập ở Việt Nam và so sánh với thực tiễn quốc tế.

- Chọn Lũ Thiết Kế và Lũ Kiểm Tra. Đây là một luận đề khó và rất quan trọng trên phạm vi toàn cầu, và vì vậy các vấn đề liên quan đến lũ đã thường được chọn để thảo luận trong các hội nghị toàn thể của ICOLD (Đại Hội Đồng vừa qua tại Seatle một lần nữa đã biểu quyết chọn “Lũ và công trình tràn” là một trong bốn luận đề được bàn thảo ở Đại hội ICOLD kỳ tới,năm 2015 tại Na Uy). Các quy chuẩn, quy định lạc hậu và cứng nhắc của Việt Nam về lũ cần phải được cập nhật và có thể phải thay đổi!.

·            Chọn tràn có cửa hay tràn tự do. Nhận xét của ông rằng có ít sự cố về tràn có cửa ở Việt Nam đã đánh giá thấp các rủi ro về vận hành của không đúng hay kẹt cửa (xem đập Hố Hô!).Kinh nghiệm về các cửa tràn ở Việt Nam còn quá hạn chế với số lượng khá nhỏ các cửa, và nói chung còn ít bề dầy so với các kinh nghiệm quốc tế!.

·            Các vấn đề liên quan đến xuống cấp của tràn và bể tiêu năng đã thường không được nghiền ngẫm kỹ lưỡng, ngay cả đối với những đập lớn.

·            Các số liệu không đúng được đưa vào trong phân tích ổn định đập, nhất là với các thí nghiệm hiện trường và trong phòng không tương thích.

·            Thiếu các lọc và tiêu nước đúng đắn ở nhiều đập đất. Như đối với các cửa van, kinh nghiệm cuả Việt Nam trong lĩnh vực này (thường không tốt theo như các quan sát của tôi ở nhiều đập) còn rất ít so so với kinh nghiệm quốc tế và tiếp tục dẫn đến các dự án “giống như đã từng làm” và có được bằng cách “cắt dán” (copy and paste). 

·            Không xét đến đúng mức nguy cơ động đất trong thiết kế những đập ở những vùng được phân hạng là “không có động đất”.

·            Không quan trắc đúng mức các đập nhỏ và đê, ngay cả với những đập lớn được trang bị quan trắc tốt vẫn rất cần đội ngũ các chuyên gia được đào tạo bài bản để thực hiện luận giải và phân tích ngược.

 

( mời xem nguyên bản tiếng Anh trên  www.vncold.vn , trang     /en/Web/Content.aspx?distid=582 )