Những bài học về PIM và IMT rút ra từ Nepal. (30/3/07)

29/03/2007 20:13

27

Những bài học về PIM và IMT rút ra từ Nepal

(PIM- Participatory Irrigation Management)

(IMT- Irrigation Management Transfer)

 

Nguyễn Xuân Tiệp

   

   

Chúng tôi được tham dự hội thảo quốc tế  do FMIST tổ chức tại Nepal với chủ đề “Nông dân tham gia quản lý thuỷ nông” Bản báo cáo của Việt Nam được trình bày tại hội thảo này với tiêu đề “ Một số kinh nghiệm  về vai trò của cộng đồng  trong quản lý khai thác hệ thống tưới ở tỉnh Tuyên Quang của Việt Nam” được nhiều nước và nhiều nhà nghiên cứu  chú ý và quan tâm.

 

Trong quá trình hội thảo chúng tôi đã trực tiếp làm việc, trao đổi với nông dân trong hội sử dụng nước  thuộc các hệ thống Kalleritar, Panchkanya,  Khageri, Pithuwa của Neepal…. và trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia các nước Lào và Campuchia, Thái Lan, Nepal... dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia cuả DSE đã rút ra được một số bài học cho Việt nam

 

 

 Có thể nói Nepal là một nước nghèo, đất dai chủ yếu là đất đồi, không bằng phẳng, ruộng bậc thang giống một số vùng núi ở Việt nam.

 

 Điều kiện thuỷ văn khí tượng: nắng nóng, khô hạn, thiếu nước. Mùa khô chỉ sản xuất các loại cây màu , mùa mưa sản xuất lúa, do không đủ nước tưới nênnăng suất không cao

 

 Nhà nước Nepal đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi để trữ nước hỗ trợ cấp nước chủ động  tưới cho lúa (chủ yếu vào mùa mưa) cây màu vào mùa khô.

 

 Những vùng có công trình thuỷ lợi năng suất cây trồng tăng lên, diện tích tưới mở rộng và tăng vụ, năng suất đạt 5-6tấn/ vụ . Hệ số sử dụng ruộng đất một số  nơi đã tăng lên trên  2.

 

Nhiều thập kỷ qua, công trình do Nhà nước quản lý đều phát huy hiệu quả thấp và thực tế Nhà nước  không thể quản lý nổi. Nhiều công trình Nhà nước xây dựng xong phục vụ kếm hiệu quả, nông dân xin phép chính phủ đảm nhận quản lý các công trình do Nhà nước đầu tư hiệu quả hơn. Vì vậy, đến năm 1980 Nhà nước chỉ quản lý  những công trình thuỷ lợi có quy mô lớn, đặc biệt là từ khi có các dự án do ADB tài trợ thì thực hiện việc chuyển giao công trình thuỷ lợi cho dân quản lý ( các công trình  có qui mô nhỏ hơn 5 00 ha  đối với miền núi  và nhỏ hơn 2000 ha đối với vùng đồng bằng). Các hệ thống công trình loại lớn Nhà nước chỉ quản lý công trình đầu mối và kênh trục chính  - phần còn lại chuyển giao cho dân quản lý thông qua tổ chức dùng nước do họ lập ra

 

            Qua nghiên cứu và từ thực tế ở Nepal có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

 

1.      Hệ thống công trình thuỷ lợi có qui mô thích hợp, nhất là công trình loại nhỏ giao cho nông dân quản lý sẽ hiệu quả hơn. Nhà nước chỉ nên tập trung quản lý các công trình thuỷ lợi loại lớn, có kỹ thuật phức tạp, quản lý công trình đầu mối, kênh trục chính.

 

Chính phủ Nepal đã có chủ trương chuyển giao (IMT) công trình cho  dân quản lý thể hiện bằng một chương trình hành động cụ thể ( chuyển giao hệ thống nào? khi nào chuyển giao) “Hành động từ trên xuống”  đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ đạo .

 

2.      Nông dân đã qua nhiều năm ( có nơi đã qua 16 năm ) tham gia quản lý công trình hiệu quả hơn so với Nhà nước, họ nhận được lợi ích nên họ đã sẵn sàng tham gia Hội sử dụng nước để đảm nhận quản lý công trình khi được Nhà nước chuyển giao chính thức - “ Hành động từ dưới lên khớp nối với trên xuống”

 

3.      Nhà nước ( Nepal ) ban hành một số văn bản quy định  mang tính pháp lý để thực hiện việc chuyển giao công trình thuỷ lợi cho nông dân quản lý một cách hợp pháp, hợp lý và hiệu quả.

 

4.      Nông dân Nepal nhận được lợi ích (diện tích tưới tăng, năng suất cây trồng tăng, chi phí hợp lý … ) nên họ đã tham gia  Hội dùng nước một cách tự nguyện hòan toàn, không áp đặt  mặc dầu chưa có quy định  việc làm đơn xin ra nhập hội.

 

5.      Hội dùng nước có tư cách pháp nhân trên cơ sở :

 

-         Hoạt động theo điều lệ được hội nghị toàn thể của Hội thông qua và được cấp có thẩm  quyền phê duyệt ( phòng thuỷ lợi huyện)

-         Có đăng ký và quyết định thành lập  Hội do cấp huyện ký

-         Hội được thu các loại phí (chủ yếu là thuỷ lợi phí) sau khi đã bàn bạc thống nhất với dân

-         Phạm vi hoạt động của Hội không phụ thuộc địa giới hành chính

 

6.      Có mối quan hệ chặt chẽ giữa Hội với các tổ chức khác trên cơ sở chức năng nhiệm vụ nhằm phối hợp hoạt động bao gồm :

 

-         Tổ chức quản lý của Nhà nước (Cục Thuỷ nông )

-         Chính quyền các cấp huyện, xã...

-         Các làng với hội và các làng với nhau

 

Thực hiện việc điều hành và quản lý khép kín theo tuyến kênh. Không theo địa giới hành chính

 

7.      Có các quy chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hội nhất là hoạt động  tài chính được kiểm toán chặt chẽ thông qua sự chỉ đạo của ban kiểm toán của huyện.

 

8.      Xử lý vi phạm một cách nghiêm túc đảm bảo được sự công bằng trước pháp luật , nâng cao được niềm tin của người dân đối với Hội. Các quy định: nộp thuỷ lợi phí chậm sẽ bị phạt (có nơi phạt 20% số thuỷ lợi phí), không nộp thuỷ lợi phí sẽ bị cắt nước, phá hoại công trình, không tuân thủ việc lấy nước  cũng bị phạt. Mức phạt do các làng quy định chặt chẽ - “ Lệ làng”.   Nhà nước chưa có quy định chặt chẽ nhưng mại người vẫn chấp hành rất nghiêm chỉnh và lệ làng rất có hiệu lực đối với dân trong làng. Như vậy chỉ có họ tự qui định với nhau có hiệu lực hơn 

 

ở Việt Nam vẫn chờ đợi Nhà nước quy định, nhưng Nhà nước lại không quy định được nên hoạt động của tổ chức thuỷ nông  cơ sở rất khó khăn.

 

9.      Cán bộ của hội được đào tạo, nâng cao được năng lực thông qua chương trình đào tạo của các dự án. Họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong quản lý và vận hành hệ thống công trình đã giao cho họ quản lý.

 

10.  Hội dùng nước chỉ chịu trách nhiệm về nước tưới (chuyên khâu) không chịu trách nhiệm về các vấn đề khác như khuyến nông (dân tự lo, có nơi thành lập trung tâm khuyến nông ), xã hội , gánh chịu các chính sách xã hội…

 

Mức thu thuỷ lợi phí đưa quy định thấp và hầu hết Hội đều thu đủ , đảm bảo được vốn cho duy tu  bảo dưỡng. Tuy nhiên có Hội chỉ mới thu được 90% số thuỷ lợi phí quy định, 10% do một số hộ nông dân ốm đau chưa có trả. Để tăng thu nhập một số hội tổ chức nuôi bò sữa để lấy sữa và bán lấy tiền…

 

11.  Chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chính cho hội trong trường hợp công trình bị hư hỏng nặng; sửa chưã lớn . Thủ tục tài chính được xét duyệt chặt chẽ và được cấp qua Huyện, nhằm đảm bảo cấp đúng chỗ và kịp thời.

 

12. Vai trò của cộng đồng, vai trò của phụ nữ trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi rất được coi trọng. Đặc biệt có những hội tỷ lệ phụ nữ trong Hội dùng nước chiếm  40 – 60% đã phát huy được tính tích cực, kiên nhẫn, thuyết phục của họ trong tổ chức vận động nam giới nhất là chồng của mình, quản lý, vận hành , thu, trả thuỷ lợi phí.

 

ở Việt Nam có gần 100 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, hàng nghìn  hệ thống thuỷ lợi nhỏ đang phát huy hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư, chi phí quản lý tăng, nhiều công trình xuống cấp, thuỷ lợi phí thu ở mức thấp nhưng thực tế thu còn thấp hơn cũng rất khó khăn và không đáp  ứng đườc yêu cầu chi phí

 

Trong nhiều năm qua các Hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ tưới nợ các công ty thuỷ nông của Nhà nước  hàng trăm tỷ đồng . Theo mức thu quy định ( chủ yếu thu theo qui định của Nghị định 112/HĐBT, chưa thu theo Nghị định 143/NĐ?CP )   thì thực tế bình quân cả nước  mới thu đạt 50%, hàng năm thiếu khoảng 30 – 40 triệu USD chưa đảm bảo đủ vốn cho duy tu bảo dưỡng, . Từ nhiều năm nay Nhà nước đã không thể bao cấp nổi. Mọi người đều nhận thức được điều này . Một số địa phương đã thực hiện chuyển giao cho nông dân quản lý  công trình thuỷ lợi trên địa bàn (hệ thống thuỷ lợi nhỏ ở Tuyên Quang, trạm bơm điện nhỏ ở Thái Bình, Hải Phòng, hồ đập nhỏ ở  Đắc Lắc, tuyến kênh liên xã ở Thanh Hoá, Nghệ An...) thông qua tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, hội, hợp tác xã dùng nước rất hiệu quả ( Năng suất cây trồng tăng, diện tích được tưới mở rộng, tăng vụ, tiết kiệm nước, chi phí quản lý thấp, tránh được việc tranh chấp nước căng thẳng )

Ơ một số Tỉnh như Tuyên Quang, Lào cai..Huyện Thái thuỵ, Thái Bình, hầu hết công trình đã giao cho tổ chức Hợp tác của dân quản lý theo nhiều hình tức khác nhau. Đặc biệt ở tỉnh Lào cai thì ngoài các mô hình Hợp  tác xã, tổ hợp tác còn có mô hình tự quản do các hộ nông dân lập ra hoạt động rất hiệu quả

 

Trong cuộc hội thảo tại Sapa ( Lào cai ) bàn về chính sách trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi do Tỉnh Lào cai chủ trì, tổ chức Oxfam Anh tài trợ,  lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh, Huyện, Xã ( gồm Chủ tịch UBND Tỉnh, Giám đốc Sở NN  và PTNT, lãnh đạo các ngành, các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Phụ nữ..) tham dự. Qua hội thảo này các đại biểu nhất là chủ tịch UBND Tỉnh, Huyện, Giám đốc Sở NN và PTNT và các ban ngành liên quan trong tỉnh đều có chung một quan điểm là cần thiết phải có cơ chế chính sách toàn diện giao công trình thuỷ lợi cho dân quản lý thông qua tổ chức do họ lập ra là biện pháp nhằm giảm bao cấp của Nhà nước trong vận hành duy tu bảo dưỡng, mới đảm bảo công trình phát tối đa năng lực thiết kế, phục vụ hiệu quả và bền vững. Đặc biệt  chủ tịch  UBND một số Huyện có nhiều xã thuộc vùng 1,2 ( khó khăn và đặc biệt khó khăn ) đã khẳng là Nhà nước phải có cơ chế và chnh sách huy động sức dân trong việc trả thuỷ lợi phí ( trả cho chính họ ) nhằm nâng cao ý thức và gắn trách nhiệm với quyền lợi của họ trong việc bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi, hạn chế việc miễn thuỷ lợi phí như đã qui định . Đây là một thách thức trước hết là về nhận thức

     

Như vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện PIM (Nông dân tham gia quản lý tưới), đã có chính sách, có nhiều dự án hỗ trợ đào tạo, trong đó có DSE là tổ chức quan tâm hỗ trợ đào tạo đã 7 năm nay. 

 

Đặc biệt, ở nhiều địa phương, nông dân đã tự bỏ vốn  ra đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, quản lý, thu thuỷ lợi phí tự trang trải, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, công ty thuỷ nông của Nhà nước chỉ quản lý công trình đầu mối, kênh trục chính, phần còn lại đề