Sổ tay An toàn đập - Chương 5.[18/10/14]

15/10/2014 10:14

17

CHƯƠNG V

THI CÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP

5.1   MỞ ĐẦU

Việc thi công đảm bảo an toàn đập thuộc trách nhiệm của nhiều đơn vị  có liên quan  như:  Chủ  đầu  tư,  Nhà  thầu  xây  lắp,    vấn  giám  sát.  Trách  nhiệm  cụ  thể  của từng cơ quan đơn vị đã được qui định trong luật xây dựng và các văn bản dưới luật.

Các tiêu chuẩn thi công đập đất đầm nén, thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công, thi công xây lắp đất đá, khoan phụt nổ  mìn, khoan phụt xi măng gia cố  nền, các loại vật liệu xây dựng, gia công  và lắp ráp nghiệm thu các cửa van, máy đóng mở và kết cấu thép đã được ban hành đầy đủ.

Các  đơn  vị  liên  quan  đến  việc  thi  công  cần  căn  cứ  vao  nội  dung  của  các  tiêu chuẩn hiện hành có biện pháp cụ thể thực hiện nghiêm túc nội dung các tiêu chuẩn trên để đảm bảo thi công đập an toàn.

5.2   MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN ĐẺ TĂNG MỨC ĐỘ

AN TOÀN ĐẬP KHI THI CÔNG

5.2.1. Kiểm tra đánh giá tài liệu địa chất

Trong giai đoạn thi công, công tác khảo sát địa chất, địa chấn ngoài việc tuân thủ theo theo đúng các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam 8477:2010 “ Công trình thủy lợi -  yêu cầu về  thành phần khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự  án và thiết kế" thì cần phải tăng cường kiểm tra và đánh giá thường xuyên trong quá trình thi

công, cụ thể như sau:

- Các kỹ  sư chịu trách nhiệm về  khảo sát và thiết kế  nền cần tiến hành các đánh giá hiện trường (sau khi đào xong hố  móng) để  khẳng định điều kiện thực tế  có phù hợp với điều kiện đã giả  thiết trong thiết kế  hay không? Đồng thời kiểm tra lại các tài liệu địa chất nền đã lập so với điều kiện thực tế.   

- Kỹ  sư địa chất cần kiểm tra và lập mô tả  chi tiết hiện trạng địa chất hố  móng của nền đập sau khi mở  móng thi công. Việc mô tả  hiện trạng và thí nghiệm sau khi mở  móng sẽ  cung cấp thêm các số  liệu cho công tác thiết kế  xử  lý nền đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Trên thực tế    nhiều nền đập, mặc dù trong quá trình khảo sát địa kỹ  thuật đã tiến hành đầy đủ  các thành phần và khối lượng công việc theo quy định, nhưng khi mở  móng thi công vẫn xuất hiện các điều kiện bất lợi chưa được dựkiến, có thể  dẫn đến yêu cầu thiết kế  lại hoặc thay đổi lại biện pháp hay phạm vi xử  lý nền.

- Cần có sự chấp thuận bằng văn bản của các kỹ sư thiết kế  và kỹ sư địa kỹ thuật của tổ chức Tư vấn thiết kế trước khi tiến hành đắp vật liệu lên mặt nền. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ những vấn đề chưa được dự kiến trước đã được xử lý và nền cùng với biện pháp xử lý nền đáp ứng được các yêu cầu thiết kế.

5.2.2. Công tác chuẩn bị  nền và xử lý nền đập

-  Nền cần được chuẩn bị  đúng đồ  án thiết kế  nghĩa là phải đào đến cao độ  đáy móng yêu cầu. Luôn giữ  móng khô ráo, có hệ  thống tiêu nước tốt, luôn chừa lại một lớp bảo vệ  mặt khi chưa thi công công trình    trên.  Nên  phải đảm bảo bóc bỏ, đánh bậc,  tạo  dốc  đúng  đồ  án.  Khi  đào  móng  trong  đá  cứng  phải  sử  dụng  phương  pháp khoan nổ  phù hợp để  không làm cho nền xấu thêm. Khi phát hiện cấu tạo địa chất  ở mặt móng khác đồ  án phải báo ngay cho thiết kế  để  xử  lý hoặc thay đổi kết cấu thủy công cho phù hợp.

-  Công  tác  xử    nền  trong  các  vùng  đất  yếu,  thấm  mạnh,    đứt  gãy,  ...    ý nghĩa quan trọng trong an toàn thấm cho công trình cần nghiêm ngặt khống chế  thực hiện đủ  chiều sâu, bề  rộng, đúng và đủ  vật liệu gia cường, dùng công nghệ  thi công thích hợp. Sau xử  lý nền phải đảm bảo đúng độ  chặt,  đủ  gradien thấm thiết kế. Làm tốt công việc này là đã loại bỏ cơ bản được sự cố thấm tiếp xúc giữa đập và nền.

-  Thi công màn chống thấm phải đảm bảo tính liên tục, không tạo khoảng rỗng trong diện tích mặt chắn nước.


Mời download Chương 5.

(Ban Biên tập vncold.vn sẽ lần lượt đăng tải 10 chương, 01 phụ lục của Sổ tay vào chuyên mục này, mời bạn đọc đón xem)