Sổ tay An toàn đập - Chương 7.[26/10/14]

24/10/2014 11:04

48

CHƯƠNG VII

VẬN HÀNH HỒ CHỨA

7.1. ĐIỀU CHỈNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA

7.1.1 Lý do phải điều chỉnh QTVHViệc  vận  hành  hồ  chứa  được  quy  định  tại  điều  10    11  của  Nghị  định 72/2007/QĐ-CP của Chính phủ.

Việc lập và ban hành quy trình vận hành hồ  chứa nước được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412-2010.

Cơ quan tư vấn thiết kế  mới hoặc thiết kế  khôi phục nâng cấp hồ  chứa phải lập quy trình vận hành hồ  dựa trên các kết quả  số  liệu tính toán thiết kế. Cơ quan quản lý dự  án dựa vào quy trình này lập hồ  sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao cho chủ đập thực hiện.

Quy trình vận hành này được xem như  quy trình trình khung  và đã được trình bày ở Chương 4.

Trong quá trình vận hành, do điều kiện đầu vào luôn luôn thay đổi nên từng năm, và thậm chí từng thời đoạn cụ  thể  cần phải tính toán  điều chỉnh  cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho đập và đạt được được nhiệm  vụ  đã đặt ra cho hồ. Căn cứ  vào nhiệm vụ  (cấp nước, chống lũ…) của hồ, căn cứ  vào yêu cầu sử  dụng nước (tưới, phát điện, cấp nước…) của năm,  các kết quả  đo đạc và dự  báo các yếu tố  khí tượng thủy văn để  điều chỉnh quy trình vận hành khung của hồ  chứa theo thời gian. Công việc này được gọi là điều chỉnh Quy trình vận hành hồ chứa.

7.1.2 Nguyên tắc điều chỉnh:

1.  Đảm bảo các nguyên tắc chung đã đặt ra trong quy trình vận hành khung.

2.  Các đường cong vận hành hồ  chứa và các thiết bị  vv…không được vượt quá giới hạn cho phép trong Quy trình khung, trừ  khi có trường hợp khẩn cấp xẩy ra được chuyển  lên  vận  hành  theo  chế  độ  khẩn  cấp  quy  định  trong  kế  hoạch  sẵn  sàng  trong trường hợp khẩn cấp (EPP) và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

3.  Tận dụng tối đa năng lực của hồ  để  đảm bảo nhiệm vụ  đặt ra nhưng trước hết phải đảm bảo an toàn cho đập,

7.1.3 Các trường hợp điều chỉnh

Quy trình Vận hành hồ chứa được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

7.1.3.1  Điều chỉnh Quy trình vận hành năm.

Thông thường, trong từng năm, lượng nước sử dụng cũng như lượng nước đến hồ đều thay đổi và khác với năm thiết kế. Vì vậy vào đầu năm, chủ  đập cần dựa vào các thông tin sau đây  để  điều chỉnh quy trình vận hành (thực ra là lập quy trình tích và cấp nước năm) của hồ:

- Yêu cầu sử  dụng nước của các ngành kinh tế  (căn cứ  vào các hợp đồng chủ  đập ký với các hộ  sử  dụng nước), yêu cầu phát điện, chống lũ của công trình vv…cụ  thểcủa năm;

- Kết quả dự báo khí tượng, thủy văn của năm (dài hạn) và

- Hiện trạng đập (có hư hỏng bộ phận nào không, đang sửa chữa, mở rộng vv…),

- Các đường đặc trưng hồ chứa vv…

Quy trình điều chỉnh cần xác lập được các nội dung sau:

- Đường quá trình tích nước của hồ theo thời gian (mùa lũ), thời điểm tích đầy hồ (đối với các hồ có tràn trang bị cửa van)

- Đường quá trình lấy nước từ hồ.

7.1.3.2  Điều chỉnh quy trình vận hành khi xả lũ

Trong từng đợt xả  lũ, khi có tài liệu đo đạc hoặc dự  báo khác với lũ thiết kế  cũng như  tài liệu dự  báo đầu năm, cần tính toán điều chỉnh quy trình vận hành cho đợt lũ sắp đến. Việc điều chỉnh này có thể  phải làm liên tục cho đến khi con lũ kết thúc để đảm bảo an toàn cho đập.

Các tài liệu làm căn cứ  gồm có: mực nước hồ  tại thời điểm điều chỉnh; dự  báo lưu lượng đến hồ; tình trạng đập, thiết bị vận hành tràn vv…

Quy trình điều chỉnh cần xác định được đường quá trình xả  lũ, diễn biến  mực nước hồ…

7.1.3.3  Vận hành các công trình theo các quy trình điều chỉnh:

Sau khi điều chỉnh quy trình vận hành hàng năm và vận hành lũ của hồ, cần vận hành cống lấy nước và tràn xả lũ cho phù hợp với các quy trình trên.

Mời download Chương 7.

(Ban Biên tập vncold.vn sẽ lần lượt đăng tải 10 chương, 01 phụ lục của Sổ tay vào chuyên mục này, mời bạn đọc đón xem)