Sóng thần. [5/4/07]

04/04/2007 21:24

12

Sóng Thần (Tsunami)

     Sóng thần gồm một loạt sóng được tạo ra khi một khối nước lớn, như biển, đại dương, bị di chuyển bất chợt và nhanh chóng. Động đất, núi lửa, sạt lở ở đáy biển và thềm lục địa, và vẩn thạch lớn từ không gian (meteorite) có thề gây ra sóng thần.

     Tsunami là một danh từ gồm hai chữ tiếng Nhật có nghĩa là cảng  ("tsu", ) và sóng ("nami", ). Danh từ này do các ngư dân Nhật dùng khi trở về thấy cảng và tàu bè bị tàn phá dầu trước đó sóng vẫn lặng ở ngoài khơi. Ờ vùng nước sâu như ngoài khơi, sóng thần thấp  hơn 1 mét, nhưng chu kỳ (period)  và chiều dài sóng (wavelength) rất lớn. Vì thế các người đi thuyền ngoài khơi không thể biết được. Sóng thần lan truyền rất rộng và rất nhanh ở vùng nước sâu, với tốc độ 400-500 mph (600-800 km/h). Nhưng khi gần bờ, sóng thần không chạy nhanh được vì nước cạn, và do đó chiều cao của sóng tăng lên rất nhanh. Chiều cao của sóng thần có thể lên đến 20-30 m và gây nhiều thiệt hại về nguời và tài sản ở những vùng ven biển. Sóng vào bờ thường cách nhau 30 phút, và sóng thứ ba là sóng to nhất. Sóng to nhất này thường xảy ra khoảng 90 phút sau sóng đầu tiên.

 

 

      Vào lúc 00:58:53 (giờ quốc tế UTC), một động đất rất lớn 9,2 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi phía Bắc quần đảo Sumatra, Indonexia. Động đất lớn này đã gây ra sóng thần cao đến gần 30 m, làm thiệt mạng hơn 225.000 người ở 11 nước chung quanh Ần độ dương. Sóng thần đã được ghi nhận ở những nơi xa tận Châu Mỹ và Châu Phi. Vùng bị thiệt hại nhiều nhất là vùng Aceh, ở đảo Sumatra. Dưới đây là hình vệ tinh của thành phố Lhoknga  sau và trước cơn sóng thần. Thành phố này gần thủ phủ của vùng Aceh là Banda Aceh, và đã bị hoàn toàn hủy diệt. Chỉ còn nhà thờ Hồi gíáo là còn đứng vững (chấm trắng trong hình).

       

      Sóng thần đã tàn phá các vùng ven biển đảo Sumatra, chiều dài hơn 200 km và vào sâu trong đất liền hơn 3 km. Chỉ 15 phút sau khi động đất, Trung Tâm Dư Báo Sóng Thần (PTWC) của Mỹ đã gởi cảnh báo sóng thần đến 26 quốc gia, kể cả Indonexia và Thái Lan. Nhưng cảnh báo này đã không được phổ biến kịp thời. Ở Thái Lan, cảnh báo chỉ được loan truyền trên các đài truyền hình và truyền thanh một giờ sau khi sóng đã tràn vào bờ.

     Ở nước ta, nguy cơ sóng thần được xem là tương đối thấp. Nếu có động đất rất mạnh ở Đài Loan, Phi luật Tân hay Nhật Bản (lớn hơn 8,0 độ Richter như động đất ở Sumatra vào năm 2004), các vùng ven biển ở nước ta có thể bị ảnh hưởng. Nguy cơ sóng thần này có thể để phòng bằng cách theo dõi các cảnh báo của Mỹ (PTWC) và Nhật (JMA). Các cảnh báo này đã được mang lên trang web VNBAOLUT.COM . Nguy hiểm nhất là nếu có động đất gần bờ biển nước ta (mạnh hơn 7,0 độ Richter) vì trong trường hợp này sóng thần có thể xảy ra trong vòng 15 phút. Vì thế, nếu có động đất lớn, người dân ở ven biển nên sơ tán ngay vào nội địa. Hiện nay các nước A Châu, kể cả Việt Nam, đang thiết lập hệ thống cảnh báo sóng thần./.

(theo vnbaolut.com)