Thư bạn đọc. ‘Tiến sĩ Khoa học’ và ‘Tiến sĩ’ khác nhau thế nào?[25/05/15]

25/05/2015 08:19

33

Thư bạn đọc.

‘Tiến sĩ Khoa học’ và ‘Tiến sĩ’

khác nhau thế nào?

 

Hỏi: Tiến sĩ Khoa học (TSKH) và Tiến sĩ (TS) khác nhau thế nào? Tại sao lại có 2 loại Tiến sĩ như vậy?

Lê Nguyên Anh (Văn phòng Đại diện Cty DTW- Hà Nội)

và một số bạn đọc khác

 

Nhiều bạn đọc khác cũng đặt câu hỏi như vậy với BBT. Tên gọi và qui định đối với những học vị sau đại học rất phức tạp tùy theo quan niệm ở từng quốc gia và tại mỗi quốc gia lại còn tùy quan niệm trong từng thời kỳ. Có thể trả lời câu hỏi của bạn một cách ngắn gon như sau:

Sau bậc đại học, để đánh giá và ghi nhận những thành tích nghiên cứu khoa học tiếp theo, người ta đặt những học vị sau đại học. Trên thế giới có 2 bậc học vị sau đại học:

Bậc thứ nhất dành cho các kết quả nghiên cứu thể hiện trên luận văn của nghiên cứu sinh  được hoàn thành trong khoảng 3÷5 năm. Tên của các học vị ở bậc này thường là ‘Doctor’ (viết tắt là ‘Dr.’), ở ta gọi là ‘Tiến sĩ(TS)gồm:

·         Dr-Eng’, ‘Dr.Ing’(‘TS Kỹ thuật’ hay ‘TS kỹ sư’),.. ở nhiều nước châu Âu,

·         Ph.D’ ở Mỹ và một số nước khác;

·         CSc.’(Candidate of Sciences - Phó tiến sĩ) ở Nga và một số nước Đông Âu,

·         Dr. de troisième cycle’ (TS đệ tam cấp) ở Pháp,...

Bậc thứ hai dành cho những người đã có  học vị Tiến sĩ, có cống hiến xuất sắc trong khoa học, có những công trình nghiên cứu và bản luận văn có giá trị được quốc tế công nhận. Đây là học vị cao nhất được đặt ra. Ở  nhiều nước Tây Âu, bậc học vị này được gọi là ‘habilitation’ với ý nghĩa là sự đầy đủ các điều kiện (trình độ hiểu biết, tư duy sáng tạo, thành tựu nghiên cứu,..) để hướng dẫn nghiên cứu. Tên của  học vị ở bậc này  là:

·         Doctor habilitatus’ (viết tắt là ‘Dr.habil.’) ở nhiều nước châu Âu;

·         Doctor of Sciences’ (viết tắt là ‘DrSc.’) ở Nga và một số nước Đông Âu;

·         Ở Pháp, trước đây có học vị ‘Docteur d'État ‘, (dịch là TS Quốc gia), nhưng nay dùng tên là  HDR’ (‘Habilitation à Diriger des Recherches’ nghĩa là ‘Đủ điều kiện chỉ đạo việc nghiên cứu’)  .

·         Ở ta gọi là ‘Tiến sĩ  Khoa học’ (TSKH).

Ở Mỹ và một số nước như Nhật Bản, Australia,…không đặt bậc học vị thứ hai này do quan niệm rằng  học vị TS ở bậc thứ nhất là đủ để bước vào tham gia nghiên cứu.

Tại Việt Nam, Luật Giáo dục năm 1998 chỉ đặt 1 bậc học vị (tương tự như tại Mỹ và một số nước khác như đã nêu ở trên) là TS.Những ai đã nhận bằng Phó tiến sĩ (CSc) ở Nga và Đông Âu  đều được coi như có học vị TS. Đương nhiên cũng công nhận học vị TS của những ai đã nhận bằng TS (Dr. , Dr.Eng, Ph.D,...) ở các nước. 

Tuy nhiên để phân biệt với bậc học vị 1 và ghi nhận giá trị của những ai có học vịTS Khoa học (DrSc.) ở Nga và Đông Âucũng như các học vị ở bậc thứ hai (Dr.habil, HDR)tại các nước khác, Luật  Giáo dục năm 1998 vẫn qui định việc gọi các đối tượng này là TSKH. Ở nước ta, số lượng TSKH từ Nga và Đông Âu rất ít và  chỉ có trong thời kỳ Xô viết (trước 1990), nay tuổi đã cao. Chưa thấy có thông tin nào về người Việt đạt học vị  bậc thứ hai (Dr.habil, HDR)ở các nước châu Âu khác.

Nếu chỉ đạt học vị ở bậc thứ nhất (TS)  tại các nước  mà tự gọi là TSKH là không đúng với Luật Giáo dục , là có phần ngộ nhận, dù có thể có một số thành tích hoạt động khoa học nào đó.

BBT