Về giải pháp cho sông Hồng khỏi cạn kiệt trơ đáy vào muà khô.[04/07/15]

03/07/2015 10:04

31

 

Về giải pháp cho sông Hồng khỏi

cạn kiệt trơ đáy vào muà khô

TS Kỹ sư Vĩnh Phong

(Pháp)

 

Gần đây tôi đọc được các bài về giải pháp cho sông Hồng khỏi cạn kiệt trơ đáy vào muà khô; tôi xin hoan nghênh các tác giả đã có công tìm tòi nghiên cứu cho  Đồng Bằng sông Hồng .

Tôi  xin đóng góp thiển ý sau:

 Ở những đoạn đáy sông bị hạ thấp cả mấy thước thì  đập xà lan di động không chắc đã là thượng sách; các lý do đưa ra có thể là kinh tế và an toàn chưa tối ưu:

-    công để di chuyển cả cái đập ngăn sông Hồng mỗi năm 2 lần không phải là nhỏ;

-   thời điểm di động đập phải rất chính xác vì vào đầu mùa lũ mà“tháo gỡ“ quá sớm  thì vần cònnguy cơ mực nước quá thấp,  quá trễ thì sẽ có thể bị ngập lụt vào cuối muà; di chuyển đập xàlan vào đầu mùakhôvề vi trí vận hành quá sớm  thì nguy cơ ngập lụt vẫn còn.

 Vì lòng sông đã bị hạ thấp cả thước nên diện tích mặt cắt ướt ngang sông lớn hơn trước,  chúng ta co thễ nghĩ thêm tới giải pháp để kinh tế hoá tối đa công trình một cách tổng thể trong các giai đoạn thiết kế,thi công và vận hành sau này:  

-    đặt cố định đập ngăn sông như ở Thảo Long (Thừa THiên Huế)

-    đặt thêm các tổ máy thủy điện nhỏ vận hành dưới cột nước rất thấp  ở đáy sông  

Các tổ máy này khi vận hành  vừa phát điện vưà giúp sông Hồng luôn có lưu lượng tối thiểu,  cần cho môi trường khỏi thoái hoá . 

Theo tôi nghĩ, các tổ máy này nếu  được đơn giản hoá tối đa thì  phù sa sẽ dễ dàng chảy qua thường xuyên và cá xuôi ngược di cư thuận lợi; thiết kế và sản xuất các tổ mày này là trong phạm vi khả thi của Việt Nam .

Khi chúng ta đã có công nghệ này rồi và áp dụng vào dòng chính sông Mekong thì  thủy điện sẽ không cản cá về Biển Hồ và vẫn để phù sa về Đồng Bằng Sông Cửu Long (MRC Workshop 16-17 June 2015 ‘FISH & HYDROPOWER’ chưa  đưa ra giải pháp nào thích  hợp cho phù sa và cá di cưtrên dòng chính sông Mekong).