Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ. [23/4/07]

22/04/2007 20:49

26

 

NGHỊ ĐỊNH 143/2003/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ (ngày 28/11/2003)

 

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trên website www.vncold.vn , có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh việc thu hay bỏ thuỷ lợi phí. Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về vấn đề đang được thảo luận, chúng tôi xin giới thiệu một số văn bản pháp lý đã được ban hành về Quản lý thuỷ lợi. Dưới đây là toàn văn “NGHỊ ĐỊNH 143/2003/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ (ngày 28/11/2003) quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

  Những văn bản khác cũng được đăng tại chuyên mục này.

 



 

 

Chính phủ

---------

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số  :  143/2003/NĐ-CP

 

----------------------------------------------------------------------------

  P300

 

 

Hà Nội, ngày  28  tháng  11 năm 2003

 






 





 



NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi

--------

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

CHÍNH PHỦ:

 

Chương I
Những quy định chung

 

Điều 1.

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

 

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; khung mức phí xả nước thải vào công trình thủy lợi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Chính phủ có quy định riêng.

 

Điều 2.

1. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi hoạt động công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Nghị định này, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

 

2. Tổ chức hợp tác dùng nước khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hoạt động theo quy định của Nghị định này, Bộ luật Dân sự, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.

 

Điều 3. Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi quy định tại khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:

 

1. Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác;

 

2. Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan;

 

3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu làm dịch vụ khai thác, sử dụng công trình thủy lợi cho các mục đích nêu tại khoản 1 Điều này phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.

 

Điều 4. Tiêu chuẩn công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, bao gồm:

 

1. Hồ chứa nước có dung tích lớn hơn 1.000.000.000 m3 (một tỷ mét khối);

 

2. Hồ chứa nước có dung tích từ 1.000.000 m3 (một triệu mét khối) đến 1.000.000.000 m3 (một tỷ mét khối) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung và địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh.

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Điều 5. Nhà nước ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán; đổi mới khoa học công nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

 

Chương II

Khai thác công trình thủy lợi

 

Điều 6. Việc giao công trình thủy lợi cho Tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

 

1. Xác định đúng giá trị tài sản tại thời điểm chuyển giao;

 

2. Việc quản lý khai thác và bảo vệ phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

 

3. Phải có cán bộ phụ trách kỹ thuật có chứng chỉ về nghiệp vụ thủy lợi do cơ sở đào tạo thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp hoặc bằng tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp (ngành thủy lợi) trở lên;

 

4. Trường hợp là cá nhân thì phải thành lập doanh nghiệp tư nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

 

Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể việc giao công trình thủy lợi cho Tổ chức hợp tác dùng nước hoặc cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ.

 

Điều 7. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 17 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

 

1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện;

 

2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác (nếu có); quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp;

 

 Sử dụng vốn và các nguồn lực do Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.

 

3. Sử dụng vốn, kinh phí, nguồn lực do Nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ công ích cho các đối tượng theo khung giá hoặc phí quy định tại Điều 19 Nghị định này;

 

4. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường. Kế hoạch hàng năm về hoạt động công ích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

 

5. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp;

 

6. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia;

 

7. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo;

 

8. Chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

 

9. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;

 

10. Công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của doanh nghiệp;

 

11. Trong hoạt động kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

 

12. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động công ích có thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải tổ chức hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 8. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi ngoài việc thực hiện các quyền quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi còn có các quyền sau:

 

1. Đối với các hoạt động công ích: