Bình đẳng nam nữ không phải là dấu bằng.[10/03/16]

08/03/2016 16:08

11

BÌNH ĐẲNG NAM NỮ

KHÔNG PHẢI LÀ DẤU BẰNG

 

Tô Văn Trường

Bạn hữu giới đàn ông chúng tôi, có chung nhận xét Trời sinh giữa nam và nữ  sự khác biệt về tâm, sinh lý  thể chất nhưng bình đẳng trước pháp luật về quyền công dân trong các xã hội văn minh.

Sự phân công lao động từ thời nguyên thủy dựa trên đặc điểm thể chất và chức năng sinh lý tự nhiên dẫn đến kết quả  đàn ông phải phong trần hơn phụ nữ, cụ thể  gánh vác việc nặng nhọc, hiểm nguy hơn như săn bắn ...còn phụ nữ làm hái lượm, chế biến thực phẩm, nuôi con.

Xã hội càng phát triển cao thì lao động cơ bắp giảm dần vai trò  tỷ trọng, trong khi trí tuệ, kỹ năng và khéo léo ngày càng có giá trị cao. Do vậy, phụ nữ càng ngày càng ít khác biệt nam giới trong vấn đề phân công lao động. Hiện nay, nhiều phi công, kỹ thuật viên điều khiển các thiết bị phức tạp, đồ sộ  nữ. Rõ ràng phụ nữ cũng “phong trần” hơn xưa nhưng không thể vượt qua sự khác biệt do Tạo hóa sinh ra .

Sự bình đẳng đích thực giữa nam và nữ không phải là một dấu bằng mà lại là dấu bất phương trình (lớn hơn, nhỏ hơn) bởi lẽ vẫn tồn tại vĩnh viễn những lĩnh vực mà phụ nữ luôn hy sinh nhiều hơn đàn ông và để đền đáp lại đàn ông phải chịu nặng nhọc hơn về  bắp và  dẻo dai. Cuộc sống với muôn mặt phong phú như vậy mới sinh động.

Suy ngẫm, bình đẳng gì đi nữa thì vẫn phải dựa vào giới tính tự nhiên. Bình đẳng không có nghĩa là đàn ông phải làm việc đàn bà và ngược lại. Khái niệm bình đẳng giới (gender equity ) vẫn là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Đàn ông và đàn bà cũng như âm và dương phải cân bằng thì thế giới mới tồn tại. Chức năng thiên bẩm hay thiên chức của đàn ông và đàn bà là khác nhau, không thể lẫn lộn hoặc đảo ngược được. Đàn ông không thể đẻ hay cho con bú và chăm sóc trẻ em tốt hơn đàn bà. Đó là quy luật tự nhiên và quy luật của tạo hóa. Đương nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt đàn bà có thể đảm nhiệm và gánh vác tốt những công việc đàn ông. Nhưng dù sao đấy cũng chỉ là những trường hợp đặc biệt. Không thể tưởng tượng nổi trong các môn thể thao mà nam lại đấu với nữ ( Ví dụ các loại bóng, chạy, nhảy , cử tạ, vật, võ ... ). Hãy tưởng tượng một buổi sáng đẹp trời khi thức dậy con gà mái trong chuồng nhà bạn lại gáy.  Theo các cụ đó là điểm gở, số phận của con gà này ra sao cũng là điều dễ hiểu. 

Đàn ông , đàn bà hoặc là đàn gì đi nữa (lưỡng tính hay chuyển giới ) thì cũng phải sống và tuân theo quy luật tạo hóa là tốt nhất, không nên thái quá. Lợi bất cập hại. Vợ chồng phải tôn kính nhau. Phong kiến như tàu khi làm lễ cưới , sau khi lễ thiên địa, cha mẹ đều phải phu thê giao bái! 

Nhìn rộng hơn về mặt xã hội, quá trình phát triển lực lượng sản xuất, các thiết chế chính trị, văn hóa (thượng tầng) tiến dần theo, hình thành nền văn minh mới - Văn minh Công nghiệp. Trong đó, các chuẩn mực mới về gia đình, giới tính, quan hệ cộng đồng...được xác lập thành văn hoặc bất thành văn từ các nước đi tiên phong Âu - Mỹ, cụ thể như các ngày Lao động quốc tế 1/5, ngày Phụ nữ quốc tế 8/3, ngày Gia đình, ngày Cha, ngày Mẹ, ngày Tình yêu...

 các nước ấy, vấn đề bình đẳng giới, kể cả bình đẳng giới đồng tính như một số nước hiện nay, vấn đề tự do kết hôn, quan hệ một vợ một chồng vv... đều đồng thời xuất hiện cùng với quá trình tự do, dân chủ, cốt lõi là quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp, luật pháp bảo vệ.

 những nước đi sau, thường áp dụng hình thức các nước đi trước, phải mất nhiều thời gian và đều có giá phải trả. Cái giá đó cao hay thấp do các thiết chế chính trị  đó thích nghi hay hòa nhập vào tiến trình chung của nhân loại nhanh hay chậm.  những nước nói mạnh về tự do hôn nhân, bình đẳng giới, gia đình hạnh phúc, dân chủ, quyền công dân vv…nhưng thực tế ngoài xã hội diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có khi rất tệ hại như ta thấy, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ!. 

Chúng ta đều hy vọng đất nước đang chuyển mình “hội nhập và phát triển” trong đó có vai trò rất đáng trân trọng của phụ nữ.

Thay cho lời kết

Ở các nước ấy, vấn đề bình đẳng giới, kể cả đồng tính được xem như một tiêu chí của quyền con người. Cần phải nói thêm là: Cân bằng giới và tự do giới (chuyển đổi giới), xét về thời gian, là hiện tượng còn rất mới so với lịch sử phát triển của nhân loại. Kèm theo đó là sự thay đổi về chức năng của gia đình với xã hội. Mô hình “Gia đình truyền thống” đang bị chuyển hóa, thách thức quy luật tạo hóa, mà chúng ta chưa nhận thức hết được hậu quả của nó (cả tích cực và tiêu cực).

Khi thuộc tính bản năng bị xâm phạm, sự tồn vong của cộng đồng bị đe dọa là điều khó tránh! Vì vậy, mọi sự “bình đẳng” trong xã hội loài người cần phải tuân thủ đúng quy luật tự nhiên.