Mấy điểm lưu ý về việc đập thủy điện Trung Quốc xả nước.[22/03/16]

21/03/2016 08:54

22

Mấy điểm lưu ý về việc

đập thủy điện Trung Quốc xả nước

 

Tôi theo dõi việc đập thủy điện Trung Quốc xả nước thấy có mấy điểm đáng chú ý:

- Việt Nam không cần gửi công hàm, Trung Quốc vẫn xả nước theo quy trình của họ.

- Từ 2013-2016 thì đập thủy điện ở Trung Quốc xả nhiều hơn so với thời kỳ trước 2012 (nhìn vào quá trình mực nước ở Chiang Saen là biết ngay). Lý do đơn giản làm thủy điện thì phải xả để có điện sử dụng. Vấn đề chúng ta quan tâm là xả như thế nào, thì họ vẫn dấu nhẹm quy trình vận hành. Chúng ta có thể ước tính bằng cách sử dụng mô hình thủy văn, rồi calibrate để ước tính ra  lượng xả.

- Chưa thể nói trước hiệu quả của việc xả nước từ Trung Quốc về Việt Nam  vì còn phụ thuộc lượng xả, thời gian xả và thời tiết  từ 18/3-10/4 như thế nào?. Nếu tính theo trung bình nhiều năm thời đoạn 18/3-10/4 thì lưu lượng tại Chiang Saen chỉ có 1200m3/s. Nếu TQ cam kết xả 2190 m3/s khách quan mà nói đó là con số có ý nghĩa, mặc dù dọc đường đi hơn 4000 km tổn thất nhiều (do Thái Lan, Lào, Campuchia) lấy nước trước Việt Nam). Hiệu quả cho Việt Nam  phải tính cụ thể hơn bằng mô hình.

- Xin lưu ý nếu Trung Quốc  xả nước thì về lý thuyết khi về đến Tân Châu-Châu Đốc dòng chảy tăng,  tính cho cả năm chỉ khoảng 5% nhưng về mùa khô có thể lên đến khoảng 26%. (tùy thuộc vào việc lấy nước của các nước thượng nguồn).

- PGS Lê Anh Tuấn  cho rằng mực nước ở Chieng Saen đang giảm do Trung Quốc không xả như cam kết? Cần thận trọng khi đánh giá, bởi vì nếu nhìn vào tài liệu thống kê tại Chiang Sean khi chưa có đập thủy điện Trung Quốc từ tháng 3 đến 15/4 mực nước có xu thế đi xuống (thời điểm kiệt nhất). Trong khi mực nước tại đây, mấy ngày gần đây vẫn duy trì ở cao trình  360.4 9 so với 357.48 khi chưa có đập thủy điện. Với xu thế như vậy, việc mực nước thay đổi trên sông 5-10 cm là việc bình thường vv...

- Vừa qua có số thông tin bị nhiễu về yêu cầu lượng nước cần  đẩy mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Xin nói rõ hơn trong phương trình tính mặn:

S(x,t) là độ mặn trung bình trên mặt cắt ngang sông; q là lưu lượng gia nhập trên một đơn vị chiều dài như bơm, tưới, nguồn thải, Sq là độ mặn trong nguồn gia nhập, trong trường hợp q là nước lấy từ sông (bơm, tưới) thì Sq = S; Qr là nước trao đổi giữa sông và ruộng và Sr là độ mặn trong Qr, nếu Qr là nước chảy từ sông vào ruộng thì Sr = S ; Qm là nước mưa (giả thiết không có độ mặn trong nước mưa); D là hệ số phân tán dọc (longitudinal dispersion coefficient); Q là lưu lượng của dòng chảy trong sông được tính từ mô hình thủy lực (lưu ý đơn vị của q, Qr hay Qm là L2/T).

Do giải phương trình  bằng phương pháp sai phân nên một số mô hình tính toán gặp hiện tượng khếch tán số làm sai lạc kết quả tính toán (bị mặn âm hay sai về pha hoặc biên độ lan truyền mặn).

Về nguyên lý dự báo: Khi tính toán dự báo (chẳng hạn mặn) cho một số một số thời gian sẽ xẩy ra (ví dụ một vài ngày tới) thì phải cập nhật số liệu đã xẩy ra rồi tính cho các ngày sau. Ví dụ ta biết độ mặn ngày 4 tháng 5 (tại một số vị trí), ta dùng số liệu này làm điều kiện đầu để tính độ mặn cho ngày 5 tháng 5; khi qua ngày 5/5 ta biết độ mặn đã xẩy ra của ngày 5/5, cập nhật độ mặn này làm điều kiện đầu để tính cho ngày 6/5, quá trình cứ cuốn chiếu như vậy. Chính vì vậy dự báo ngắn hạn chính xác hơn dư báo dài hạn.

Để tính mặn thì vai trò của điều kiện đầu và điều kiện biên rất quan trọng, nếu sai quá trình tính toán sẽ sai.

Điều kiện đầu: Với ban toán lan truyền chất, vật chất xuất phát từ một trạng thái nào đó (ví dụ độ mặn ngày 4/5 lúc 1 giờ, do dòng chảy nước mặn sẽ lan tới một vị trí (chẳng hạn sau 24 giờ-lúc 1h ngày 5/5. Do triều nước chảy ngược nên độ mặn ở vị trí mới (ngược) sẽ bằng độ mặn ở vị trí vừa tính ngày 5/5 .Quá trình cứ quay đi quay lại như vậy và rất lâu mới đạt được trạng thái ổn định cần biết. Chẳng hạn Trung Quốc  xả nước thì mất khoảng gần 1 tháng  mới cảm nhận được ảnh hưởng tới độ mặn ở ĐBSCL, trong thời gian một tháng đó độ mặn quyết định bởi quá trinh đang có.

Điều kiện biên: Ở ĐBSCL là biên mặn ở biển, khi bắt đầu tính, chẳng hạn triều lên, mặn từ biển sẽ tiến dần vào trong, khi triều xuống thì sẽ đẩy dần ra ngoài, nếu vận tốc dòng vào lớn hơn dòng ra thì mặn sẽ tăng dần vào trong (Trong phương trình có vận tốc U). Vì thế không biết độ mặn biên ngoài biển lúc ban đầu thì không dự báo được chính xác

Tóm lại muốn dự báo được mặn phải biết được trạng thái mặn ban đầu (chẳng hạn độ mặn cuối mùa mưa), độ mặn tại các biên ngoài biển, và khả năng sử dụng nước trên đồng bằng.

Tô Văn Trường