Đôi lời bình về những ‘con số tréo ngoe’(!)(tiếp theo).[03/04/16]
01/04/2016 15:22
Đôi lời bình về những
‘con số tréo ngoe’(!)(tiếp theo)
(mời xem các bài đã đăng trên www.vncold.vn các trang
/Web/Content.aspx?distid=4090 , /Web/Content.aspx?distid=4094 )
Bùi Trinh
Công bố thì cũng nên cho biết giả thiết thế nào chứ mập mờ như thế tuy làm người ta hiểu lầm như lại để cửa để chống chế.. Cách làm như anh Tô Văn Trường sẽ không đầy đủ nếu GSO thay đổi năm gốc. Chẳng hạn năm 2014 xuất siêu hàng hóa 3 tỷ USD thì tăng trưởng xấp xỉ 6%, năm 2015 nhập siêu hàng hóa 3,2 USD thì lại tăng trưởng 6,7% phần còn lại đổ vào cái mù mờ không có số liệu kiểm chứng là tiêu dùng và một phần đầu tư Quí 1 năm nay sản lượng nông nghiệp giảm, công nghiệp tăng thấp mà GDP vẫn tăng 5,4% thì đổ vào chổ không thể kiểm chứng là dịch vụ. Cái báo cáo về sông Mekong cho rằng đại ý ảnh hưởng của thủy điện đến nền kinh tế không đáng kể mà nhiều chuyên gia phản đối có lẽ lại đúng, với số liêu kiểu xuất siêu hay nhập siêu, hạn hán, nhiễm mặn ở miền tây có lẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng thật? Rồi họp báo mới đây của GSO (theo TV) thì cho răng giá dầu giảm làm tăng trưởng giảm cũng là một tuyên bố hay ho. Về nguyên tắc (GS Quang Thái và tôi đã có bài phân tích về vấn đề này) giá dầu giảm sẽ làm giảm thu ngân sách nhưng tăng trưởng tăng (dù vẫn không bù đước khoản hụt thu).
Khi Quốc hội đưa ra tỷ lệ bội chi trên GSO và nợ công trên GDP thì năm 2012, GSO làm tăng GDP vài trăm nghìn tỷ và giải thích tăng ở ngành ngân hàng và nhà ở tự có tự ở, nhìn vào số liệu họ làm tăng ở ngành ngân hàng từ 2008 một số cố định chằn chặn là 4,09 lần, hơn nữa nếu tăng ở ngân hàng, nếu tăng ở dịch vụ ngầm khi phân bổ fisim thi tổng GDP đâu có thay đổi? Còn làm tăng ở nhà ở tự có tự ở là làm tăng bên nợ và tăng bên có một lượng tương ứng, bản chất là không ai được hưởng khoản này cả nhưng làm qui mô GDP tăng lên (bài của Lê Hồng Giang và Nguyễn Trí Dũng trong báo cáo thường niên – Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã công bố). Bội chi là thật, nợ là thật nhưng tỷ lệ trên GDP thực chất không có ý nghĩa gì trong trường hợp này, nếu nhìn vào đây sẽ rất nguy hiểm. Người tiêu dùng đã chịu rất nhiều sản phẩm vật chất rởm. Tiêu dùng trong GDP bao gồm tiêu dùng sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các sản phâm bán ở thị trường và không bán ở thị trường, thực chất sản phẩm dịch vụ Nhà nước cũng là sản phẩm dịch vụ mà người dân phải trả tiền trước bằng thuế. Theo tôi bảo vệ người tiêu dùng phải bao gồm tất.
Tô Văn Trường
Không thể lý luận như trên, vì cần phân biệt ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn. Tôi có thể nhập siêu máy móc hay hàng nguyên liệu dùng trong sản xuất thì GDP có thể tăng ngay, bởi vì do sản xuất tăng đột biến , dù hàng không bán được phải tồn kho (lưu ý là tăng tồn kho được tính vào GDP). Vấn đề là sau đó ra sao?. Nếu thiếu ngoại tệ (phải trả nợ) thì hối suất tăng (đồng bạc mất giá), GDP tính bằng USD chắc chắn sẽ giảm.
Hiện nay, nhà nước tăng chi rất nhiều (vượt ngân sách) mà chỉ hai năm sau ta mới biết được số liệu thật, thì tất nhiên là GDP tăng ngay. Vì không tính được thật sự sản phẩm của khu vực nhà nước nên các nhà thống kê kể cả chuyên gia quốc tế cũng phải tính theo chi phí. Do đó, chi phí tăng, thì GDP tăng. Đây gọi là chính sách kích cầu theo kiểu Keynes mà Chính phủ Việt Nam đã sử dụng như bấy lâu nay. Còn việc trả nợ là chuyện của tương lai.
Có nhiều vấn đề mà nếu có số liệu thật để tính thì sẽ rõ. Giá dầu giảm có thể khiến VN tăng tốc độ đào dầu để có tiền mà tiêu. GDP (tính theo giá cố định hay lượng) tăng, mặc dù tính theo giá hiện hành giảm.
Nếu thiếu điện, khô hạn thì khó lòng mà tăng GDP từ nông nghiệp vì sản lượng xuống.
Anh Bùi Trinh viết: “..Khi QH đưa ra tỷ lệ bội chi trên GSO và nợ công trên GDP thì năm 2012 GSO làm tăng GDP vài trăm nghìn tỷ và giải thích tăng ở ngành ngân hàng và nhà ở tự có tự ở, nhìn vào số liệu họ làm tăng ở ngành ngân hàng từ 2008 một số cố định chằn chặn là 4,09 lần..”. Tôi không rõ đây là số liệu gì vậy???
Tôi đọc thông tin từ nước ngoài, về vấn đề này, nếu tính thêm dịch vụ nhà tự có (ở Mỹ làm tăng số GDP 6%), hay tính fisim (có thể làm số GDP cao hơn 3% so với cách làm cũ) thì đương nhiên làm tăng GDP (absolute value) nhưng xin lưu ý điều này khác tăng tốc độ tăng GDP. Mà làm thế đòi hỏi Tổng cục thống kê phải tính lại toàn bộ số liệu từ trước đến nay thì mới tính ra tốc độ tăng GDP đúng đắn. Điều này Tổng cục Thống kê chưa làm???. Do đó, nếu chúng ta so sánh hai con số theo phương pháp tính khác nhau thì rất khập khiễng vì không thể có được tốc độ tăng đúng đắn.
Từ lâu, tôi đã tìm hiểu kỹ cách tính về GDP nên chẳng có gì ngạc nhiên về các con số biết "nhảy múa" của VN.
Phương pháp dùng tỷ lệ so với GDP là đúng đắn, vì nó chỉ ra chi so với cái tạo ra thêm. Bất cứ 1 con số abolute nào cũng chỉ có ý nghĩa trong toàn thể. Thí dụ hiện nay GDP đầu người là 2000 USD, nếu trong vài tháng nữa, đồng tiền mất giá 1/2 thì GDP tính theo USD chỉ còn 1000. Điều này đã xảy ra ở Indonesia hay Thái Lan năm 1997, hay mới đây ở Nga. Dĩ nhiên, sức mua chỉ bị ảnh hưởng từ khoản buôn bán với nước ngoài. Hàng nhập tăng gấp đôi. Gía cả nội địa do đó tăng lên, nhưng sẽ không tăng lên gấp đôi và đời sống không giảm xuống một nửa. Chỉ có đo bằng đồng tiền trong nước mới biết được sức mua và đời sống của người dân như thế nào.
Tôi xin nhắc lại, VN cần phải đổi mới tư duy, bỏ trò dùng đồng USD để tính và so sánh, nhất là trong kế hoạch nhà nước vì chúng vô nghĩa, không thể làm mất sự mù mờ được vì không dễ tiên đoán các yếu tố khác. Chắc GS Quang Thái và TS Bùi Trinh biết rõ nếu không có mô hình kinh tế phức tạp để tiên đoán (mà xác xuất sai là rất cao) . Tôi làm công việc liên quan đến mô hình toán thủy văn, thủy lực mỗi khi mô phỏng hay kiểm chứng mô hình thấy sai số phụ thuộc phần lớn vào chất lượng phần mềm tính toán (thuật toán), số liệu đầu vào (thủy văn, địa hình), khả năng máy tính và tay nghề của người thực hiện mô hình tính toán. Về lĩnh vực kinh tế , tôi không tin Tổng cục thống kê dù có tài biến hóa, cũng không thể tiên đoán được..