Chuyện cá chết ở vùng biển Hà Tĩnh và lân cận.[05/05/16]

04/05/2016 13:37

24

Chuyện cá chết ở vùng biển

Hà Tĩnh và lân cận

 

 

Sau hơn 20 ngày diễn ra thảm cảnh cá chết hàng chục tấn từ Hà Tĩnh lan qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thưa Thiên Huế gây nên thảm cảnh tiêu điều về môi trường và tác động lớn đến ngành đánh bắt thủy sản, du lịch và đảo lộn cuộc sống của người dân. Phóng viên báo Người lao động phỏng vấn TS Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường xung quanh vấn đề nói trên

 

PV: Theo ông nhìn nhận chung về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải miền Trung vừa qua?

TVT: Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã phân tích cá chết hàng loạt, nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên rất ít hoặc không đáng kể bởi vì không phát hiện có động đất, núi lửa phun trào, sóng thần. Không có hiện tượng mưa lụt vùng ven bờ. Kết quả nghiên cứu từ ảnh viễn thám và điều kiện tự nhiên, quan sát điều tra của một số nhà khoa học và người dân không thấy hiện tượng thủy triều “đỏ” tức là tảo độc. Chỉ còn nguyên nhân duy nhất là do hoạt động của con người, chất thải có độc tố cao.  Khu vực xung quanh nơi xả thải (Kỳ Anh-Hà Tĩnh và Quảng Bình) nơi có hàm lượng độc tố cao nên cá tự nhiên bị chết nhiều nhất, gồm cả cá nuôi lồng, bè. Nhưng người ta vẫn loay hoay chưa chỉ ra được nguồn xả thải từ đâu.

Vụ cá chết do ô nhiễm môi trường nước ở vùng biển miền Trung đã gây ra những thiệt hại to lớn cho bà con ta ở nơi vốn nghèo nhất, khổ nhất nước. Bây giờ, cái nghèo ấy lại tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, vụ cá chết chưa rõ nguyên nhân chính xác để quy trách nhiệm thì cũng đã bộc lộ những tử huyệt về sự lúng túng, chồng chéo, chậm chạp trong hệ thống quản lý tài nguyên nước và môi trường ở nước ta.

PV: Sau hơn 20 ngày kể từ khi cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, tối ngày 27/4 cuộc họp báo đầu tiên của Bộ Tài nguyên môi trường (TNMT) thực sự gây bức xúc cho hàng trăm phóng viên báo đài vì chỉ diễn ra có 15 phút , không ai được hỏi câu nào, và  nguyên nhân cá chết chưa xác định được thủ phạm?

TVT: Các cơ quan chịu trách nhiệm né tránh vì nguyên nhân nào đó, do thiếu bản lĩnh hay hiểu biết đều là có lỗi với dân, với nước.  Bản thông báo nói Chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy định là không chặt chẽ theo tinh thần khoa học. Phải nói là : Chưa phát hiện một số thông số môi trường vượt quy định. Cần nêu rõ đã phân tích những thông số gì, để từ đó ta biết còn có nghi vấn v những thông số nào khác. Thông cáo báo chí dài dòng, đưa ra 2 nguyên nhân, trong đó có tảo không thuyết phục bởi vì phải chứng minh ngay được là tảo vì có những đặc điểm sinh hoá điển hình. Xảy ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, là hiện tượng bùng nổ mật độ tảo do nguyên nhân môi trường nước trong tình trạng phú dưỡng (giàu phospho và nitơ, thành phần phân bón lân và đạm). Tảo với mật độ cao tiết ra nhiều độc tố sát hại hầu hết các loài động vật thủy sinh. Hiện tượng thủy triều đỏ rất dễ quan sát bằng mắt thường.

Vả lại, nếu là tảo, thì tại sao phía Bắc Vũng Áng không có cá chết?. Người dân quan tâm nhất đến 300 tấn  hoá chất độc hại mà Formosa đã dùng và cá chết theo dòng hải lưu từ Formosa được giải thích như thế nào? .

Có hồ sơ bên Hải quan, Formosa cần minh bạch v những hóa chất này. Chí ít là họ phải trình ra Material Safety Data Sheet (MSDS) mà nhà sản xuất cung cấp theo mỗi hóa chất. Hệ thống quản lý môi trường đòi hỏi công bố rộng rãi các MSDS cho công nhân làm việc với các hóa chất liên hệ chứ không phải là hồ sơ mật. Hoặc nếu công ty không hợp tác thì tự ta vẫn có thể truy ra thành phần, đặc tính các hóa chất này. Từ đó, ta có thể khoanh vùng những thông số cần phân tích trong các mẫu nước biển. Cần nhớ là các hóa chất súc rửa đường ống rất độc và rất tốn kém để xử lý nước súc rửa. Cho nên công ty dễ bỏ qua việc xử lý hoặc vì không biết c