Giá thành điện sóng biển trên vùng biển Quảng Ngãi đến Ninh Thuận như thế nào?[15/12/16]
13/12/2016 09:52
Giá thành điện sóng biển trên vùng biển Quảng Ngãi đến Ninh Thuận như thế nào?
Lê Vĩnh Cẩn
Nhìn vào số tiền còn lại khi sơ bộ tính thử theo phương án 3 với những ước tính chi phí rất rộng rãi trong phần 5 của bài: “3 phương án về tiềm năng điện sóng gió biển ở nước ta” đăng ngày 25/10/2016 trong mục Khoa học & công nghệ, ta thấy các vùng biển còn lại có vẻ khả quan hơn so với khi tính thử theo phương án 2. Trong đó vùng đáng quan tâm nhất là vùng biển Quảng Ngãi đến Ninh Thuận. Đây là vùng biển có sóng biển lớn thứ 2 và thứ 3 trong tất cả các vùng biển gần bờ của nước ta và có đặc điểm là:
- Thủy điện lớn và vừa ở nước ta tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Tây Nguyên. Sản lượng điện sóng biển vùng biển Quảng Ngãi đến Ninh Thuận tập trung vào mùa khô của Bắc Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau: Vùng biển Quảng Ngãi chiếm tới 84,83% và vùng biển Bình Định đến Ninh Thuận chiếm tới 79,24% so với sản lượng điện cả năm, trong đó từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau vùng biển Quảng Ngãi chiếm tới 62,46% và vùng biển Bình Định đến Ninh Thuận chiếm tới 63,14% sản lượng điện cả năm, rất thuận lợi trong việc bổ sung thêm nguồn điện cho thủy điện để dành nguồn nước vào cuối mùa khô.
- Đường đẳng sâu 20 m ở rất gần bờ, rất khó làm các khung đỡ thẳng góc với hướng của đường bờ biển nhưng khung đỡ song song với hướng của đường bờ biển lại rất gần bờ nên đường nối từ bờ ra đến khung đỡ chỉ còn rất ngắn nên vốn đầu tư nhỏ hơn vốn đầu tư cho cụm điện sóng biển trên vùng biển Bình Thuận đến Cà Mau rất nhiều. Nhưng trong bài: “3 phương án về tiềm năng điện sóng gió biển ở nước ta” mới chỉ tính tương tự như các vùng biển khác, chưa tính lại theo đặc điểm này.
Vì vậy ta nên tính toán lại cho vùng biển này theo phương án 3 và ước tính thử vốn đầu tư xem giá thành phát điện có khả năng rẻ hơn thủy điện hay không?...
…
Mời download & xem file đính kèm.