Tác động của biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn, phát triển nội tại tới đồng bằng sông Cửu Long, thách thức và giải pháp ứng phó.[06/01/17]

06/01/2017 09:55

12

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,

PHÁT TRIỂN THƯỢNG NGUỒN,

PHÁT TRIỂN NỘI TẠI TỚI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,

THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

 

Tăng Đức Thắng, Tô Quang Toản

Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam nằm ởcuối nguồn lưu vực sông Mê Công (LVSMC), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 4 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông và phía Tây bao bọc bởi biển với hơn 700 km đường bờ. Địa hình khá bằng phẳng và thấp, cao độ phổ biến khoảng +1m so với mực nước biển bình quân. Bị ảnh hưởng của thuỷtriều và xâm nhập mặn hàng năm với diện tích nhiễm mặn tiềm năng lên tới 1,7 triệu ha, ĐBSCL còn bị lũ lụt hàng năm, diện tích bị ngập lũ lên tới ½ diện tích toàn đồng bằng, mức ngập lũ từ1 ÷ 4 m và thời gian ngập từ1 đến 6 tháng.

Lũ và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm được xem là thuộc tính, do địa hình thấp trũng chỉ trên dưới +1m, trong khi dao động thuỷ triều lớn, mực nước ởbiển Đông từ -2,1đến +1,7 m và biển Tây là -0,4 đến 1,1 m, lưu lượng nước vềmùa kiệt nhỏ, khoảng 2.000 m3/s vào tháng 4 làm ảnh hưởng của thuỷ triều mặn vào sâu trong nội đồng. Lưu lượng mùa lũ lại rất lớn, lưu lượng lũ max lên tới 67.000 m3/s (năm 1939) tại Kratie, gây ra ngập lụt ở hạ lưu, diện tích ngập chiếm hơn 50% của ĐBSCL.

   

Mời download & xem file đính kèm.