Hội thảo:‘Đánh giá Tác động Cộng dồn, Tính khả thi Quản lý Sông nguyên vẹn & Tối ưu hóa Quản lý nguồn nước cho lưu vực sông Mã’.[04/04/17]

04/04/2017 08:33

28

Hội thảo

Đánh giá Tác động Cộng dồn, Tính khả thi
Quản lý Sông nguyên vẹn & Tối ưu hóa
Quản lý nguồn nước cho lưu vực sông Mã

 

Nguyễn Trọng Quân

Công ty CP Đầu Tư & Xây Dựng Cenco

 

Ngày  28/03/2017  tại Thành Phố Thanh Hóa, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, Công ty TNHH Trung Sơn đã phối hợp chủ trì hội thảo “Đánh giá tác động cộng dồn và tính khả thi quản lý dòng sông nguyên vẹn và tối ưu hóa quản lý nguồn nước cho lưu vực sông Mã”.

Hơn 50 đại biểu thamẹn  hội thảo, trong đó có đại diện cơ quan Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam; các bộ Công thương & Tài nguyên và môi trường; các sở Công thương, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và môi trường của các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên; một số Viện nghiên cức và Hội nghề nghiệp: Viện khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, WWF Việt Nam, Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam; các doanh nghiệp thủy điện: Thành Sơn, Hồi Xuân, Bá Thước1&2; Liên danh tư vấn Artelia Eau & Environnement (E&E) & Artelia Việt Nam và CENCO.

Sau khi nghe các báo cáo, trong đó báo cáo chính do ô. Mark Mc-Lellan (Artelia E&E) trình bày, các đại biểu thảo luận sôi nổi, làm rõ các khái niệm ‘tác động cộng dồn’, ‘quản lý dòng sông nguyên vẹn’, tối ưu hóa quản lý nguồn nước cho lưu vực sông’ và áp dụng mô hình WEAP (Water Evaluation And Planning System).

Với việc xuất hiện ngày càng nhiều bậc thang thuỷ điện trên sông Mã sẽ dẫn tới những ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nước. Lưu vực sdông Mã trải dài trên địa phận 4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa của Việt Nam và một phần lãnh thổ Lào. Trên dòng chính sông Mã có các bậc thang thủy điện, trong đó  thủy điện Trung Sơn là công trình có quy mô lớn nhất đến thời điểm hiện tại.

Các dòng sông nhập lưu vào sông Mã như sông Luồng, sông Bưởi, sông Chu và các sông khác tạo thành hệ thống sông ngòi chằng chịt kéo dài từ biên giới Việt Nam    Lào đến tận biển Đông.

Khi  các  công trình thủy điện  đi vào vận hành (trong thời gian rất gần tới đây) sẽ có

những biến đổi về dòng chảy, hệ sinh thái và  ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở vùng hạ du. Chính vì vậy Ngân Hàng thế giới , Tổng Công ty phát điện 2 (thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam) với đại diện là Công ty TNHH Thủy điện Trung Sơn đã  đề ra nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề rất hệ trọng này.

   

Mời download & xem file đính kèm.