Có nên tăng giá điện?[13/07/17]

12/07/2017 11:09

24

Có nên tăng giá điện?



 

Vũ Quang Việt (Mỹ)

 

Giá cả điện, một sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế vẫn thuộc độc quyền nhà nước. Hiện nay, Bộ Công thương qui định giá quá rẻ nên nên chủ yếu chỉ có nhà nước là người sản xuất và đầu tư chính.  Do giá rẻ, Việt Nam trong nhiều năm nay đã là nơi hấp dẫn công nghệ gây ô nhiễm từ Trung Quốc (TQ) như sản xuất thép, aluminum, v.v.  Cũng vì giá rẻ, sử dụng điện quá lớn, do đó yêu cầu đầu tư về điện, để đáp ứng nhu cầu ngày càng vượt khả năng của nền kinh tế và ngân sácch. Và cuối cùng, cũng vì giá rẻ, nên chỉ có thể tăng sản xuất điện bằng nhà máy dùng than, gây thêm ô nhiễm.

Giá điện ở Việt Nam (VN) rõ ràng là giá quá rẻ, thuộc loại rẻ nhất thế giới. Giá bán điện lẻ bình quân ở VN năm 2015 là 1622 đồng một kwh, tức là 7.5 xu US. Ở TQ là 8 xu, Ở Mỹ là 13 xu/kwh (coi bảng 1a).  Ở nhiều nước châu Âu điện bán trên 20 xu, có nơi gần 40 xu.

 

Bảng 1a. Giá một kwh giờ điện ở một số quốc gia, 2015

Quốc gia

Giá kwh

Quốc gia

Giá kwh

Vietnam

7.5 xu

Philippines

19-25 xu

Trung Quốc

8 xu

Mỹ

13 xu

Indonesia

11 xu

Singapore

25 xu

Malaysia

5-13 xu

Nhật

20-24 xu

Thailand

6-13 xu

 

 

Chú thích: Nếu chỉ một giá, đó là giá trung bình, còn không là khoảng giá tùy mục đích sử dụng.  Nguồn: Wiki, Statistica, Eurostat

 

Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, cứ tăng giá 1% thì người sử dụng trong gia đình sẽ giảm sử dụng điện từ -0.382% đển -0.613%, sử dụng trong thương mại và văn phòng giảm ‑0.747% và trong công nghiệp giảm từ -0.522% đến -0.866%. Tức là độ co giản của cầu đối với thay đổi giá là khá lớn. Một nghiên cứu về một số nước châu Á cho thấy, ởPhilipin, độ co giãn cao hơn từ -012% đến - 0.35%; ở Thái Lan, độ co giản là từ -0.16% to -1.53%; ở Ấn Độ, độ co giãn thấp hơn nhiều, chỉ vào khoảng -0.06% đến -0.15% vì người dân không có lựa chọn nào khác để di chuyển.  Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu về độ co giãn của cầu ở Việt Nam vì thiếu thông tin về sử dụng điện nhưng việc tăng giá dựa vào các nghiên cứu ở trên cho thấy tăng giá đương nhiên sẽ đưa đển giảm sử dụng điện.

Giá rẻ khuyến khích tiêu dùng trong mọi khu vực, từ sản xuất đến tiêu dùng, phí phạm điện. Người dân và đặc biệt khu hành chính phi sản xuất chắc chắn đã sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày vì giá rẻ. Nhưng trong sản xuất, ngoài việc dùng phí phạm, công nghệ dùng nhiều điện như khai thác bô xít, sản xuất xi măng, sắt thép được khuyến khích, và lại có khuynh hướng sử dụng công nghệ rác ngốn điện chủ yếu là tiếp nhận máy móc thứ cấp từ Trung Quốc.

Sử dụng điện trên đầu người so với 1 USD GDP làm ra ở Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực (số liệu năm 2014 ở dưới cho thấy điều này). Cứ 1 USD GDP thì VN cần 0.714 kwh, cao hơn 66% so với Thái Lan,70% so với Malaysia và  gần gấp 3 so với Philippines.  Ngay cả tính GDP theo sức mua so sánh (GDP-PPP), tức là VN giầu hơn vì giá tương đối rẻ hơn, sử dụng điện trên 1 USD-PPP vẫn cao hơn các nước trên (coi bảng 1b).

Bảng 1b. Sử dụng điện và GDP bình quân đầu người 2014

Sử dụng điện đầu người (Kwh)

GDP đầu người

GDP-PPP đầu người (tính theo sức mua so sánh)

Tỷ lệ sử dụng điện trên 1USD

GDP

GDP-PPP