Hội thảo ‘Kết quả ứng dụng công nghệ Nhật Bản về quản lý tưới lúa tại đồng bằng sông Hồng’.[24/12/17]

24/12/2017 14:50

24

Hội thảo Kết quả ứng dụng công nghệ Nhật Bản

về quản lý  tưới lúa tại đồng bằng sông Hồng’

 

Ngày 11/12/2017 Tổng cục Thủy lợi & Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phối hợp với Công ty Kitai Sekkei& Đại học Kyoto (Nhật Bản) đãtổ chức Hội thảo Kết quả ứng dụng công nghệ Nhật Bản về quản lý  tưới lúa tại đồng bằng sông Hồng’. Kitai Sekkeiđược thành lập năm 1951 là công ty hàng đầu Nhật Bản về quản lý tưới lúa tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường.

Tham dự có các đại biểu là đại diện các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi, Viện , Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam, các cơ quan và doanh nghiệp quản lý thủy lợi các tỉnh phía Bắc, các chuyên gia, các nhà quản lý,…Về phía Nhật Bản có đại diện Đại sứ quán Nhật Bản và các vị khách từ Công ty Kitai Sekkei& Đại học Kyoto. Đến dự còn có GS. TS. Byung – Ha Ahn và một số chuyên gia từ Viện Khoa học & Công nghệ Gwangju (Hàn Quốc). Sau lời khai mạc và chào mừng của các ông Tổng Cục trưởng Thủy lợi PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh; Phó Viện trưởng Nước, Tưới tiêu & Môi trườngTS. Lê Xuân Quang; Giám đốc Cty Kitai Sekkei Kaji Masahiro; Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản Shimose Kosaburo, KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộcác đại biểu đã nghe những báo cáo:

·         Các nghiên cứu về quản lý tưới lúa có xét tới môi trường ở Nhật Bản (TS. H. Horino, ĐH Osaka)

·         Nghiên cứu cải thiện năng suất chất lượng lúa bằng hệ thống kênh tưới tiêu ở Nhật Bản (KS. Hirata, Cty Kitai Sekkei)

·         Kết quả hợp tác nghiên cứu công nghệ quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa tại Việt Nam – Kết quả tại Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên (TS. Lê Xuân Quang,Phó Viện trưởng Nước, Tưới tiêu & Môi trường Quản lý công trình Thủy lợi)

·         Quản lý nước khô – ướt xen kẽ bởi Nhóm nông dân dùng nước &  Kiểm soát khí thải nhà kính tại  Phú Thịnh, Kim Động, Hưng Yên (TS. Nakamura, ĐH Kyoto).

·         Kết quả nghiên cứu mô hình thử nghiệm ở Nghệ An (KS.Fukuda, Cty Kitai Sekkei)

·         Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về kỹ thuật canh tác lúa (ThS. Lê Thị Thanh Thủy, Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ)

Cuộc thảo luận đã diễn ra sôi nổi. GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam đã phát biểu, đại ý: Nhật Bản & Việt Nam có truyền thống trồng lúa nước.Điều kiện tự nhiên hai nước có một số nét tương đồng. Cách đây hơn 100 năm, cảnh làm lụng trên ruộng lúa ở Nhật Bản rất gần với Việt Nam. Nay Nhật Bản đã có nền nông nghiệp hiện đại. Những kinh nghiệm của Nhật Bản rất bổ ích để chúng ta sớm đạt tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị cao, dùng nước tiết kiệm và hợp lý, thân thiện với môi trường. Vừa qua hợp tác thử nghiệm đã cho kết quả tốt. Rất nhiều việc cần phải làm, cả những việc mà chúng ta hầu như chưa quan tâm như mức độ xả khí nhà kính từ ruộng nước,..Tuy nhiên phạm vi thử nghiệm còn hẹp, mới ở bước khởi đầu. Tổng Cục Thủy lợi cần đề đạt với Bộ Nông nghiệp & PTNT đề xuất một Chương trình Hợp tác Việt Nhật về quản lý tưới trên phạm vi rộng và tổ chức tốt việc nhân rộng kết quả thử nghiệm.

Hội thảo đạt kết quả tốt  đẹp.

 

PV.

   

Mời download & xem file đính kèm.