Nước biển dâng gây sốc về trồng trọt ở Việt Nam.[18/01/18]
18/01/2018 08:34
Nước biển dâng gây sốc về trồng trọt ở Việt Nam
Đối mặt với biến đổi khí hậu, Việt Nam đang có những biện pháp căn cơ để cứu nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long nơi sinh sống của 19 triệu người, chủ yếu là nông dân và ngư dân.
Đồng bằng sông Cửu Long là bát cơm Việt Nam. Nói cách khác, nó tập trung phần lớn sản xuất lúa gạo của đất nước này. Ở đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng: biển thâm nhập vào đất liền 60 km, đổ muối vào ruộng lúa, làm suy giảm sản xuất.
Đối mặt với thảm họa này, ông Thọ đã quyết định sử dụng nước biển; ông thậm chí còn thiết lập một hợp tác xã để làm điều đó.
Trước năm 2002, tất cả các cánh đồng xung quanh chúng tôi là ruộng lúa. Nhưng người ta thấy rằng, với muối, chất lượng ngũ cốc đã bị xấu đi. Vì lý do đó, chúng tôi quyết định dừng lại. Chúng tôi bắt đầu nuôi tôm.
Chính phủ Việt Nam cũng đã đi đến kết luận tương tự. Sau khi xây dựng đê bao với chi phí lớn để chứa nước biển, họ thấy rằng làm thế ít có tác dụng. Kể từ tháng chín, người điều hành đã khuyến khích nuôi tôm thay vì trồng lúa, hoặc tạo hệ thống canh nông bền vững, bao gồm xen kẽ trồng lúa và nuôi tôm.
Suy nghĩ lại toàn bộ các ngành
Bà Lan là một trong những nhà chức trách của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
"Biến đổi khí hậu là thách thức chính mà ngành đánh bắt cá của Việt Nam phải đối mặt.. Năm năm trước, khi nói về hậu quả của biến đổi khí hậu, không ai muốn tin chuyện đó. Nhưng điều đó đã xảy đến nhiều, nhanh hơn nhiều so với dự báo. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nghiêm túc chiến lược để thích ứng. Chúng tôi tham gia đầy đủ vào việc kinh doanh tôm. "
Kết quả là, chúng ta thấy ao tôm nổi lên khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên cần quan tâm về sinh thái.
Khôi phục lại cân bằng
Ông Văn Quang cam kết một chương trình kết hợp bảo vệ môi trường với phát triển chăn nuôi. Ông chủ của công ty Minh Phú, số 1 về tôm ở Việt Nam, "ao ước ở bờ biển có một lớp rào cản là rừng ngập mặn trên một cây số sâu, đủ để bảo vệ đồng bằng và nuôi tôm sống tự nhiên trong thảm thực vật này ". Đối với Văn Quang, "điều đó sẽ đem lại những sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng".
Phát triển rừng ngập mặn là sự đáp trả đối với mối đe dọa của nước mặn và biến đổi khí hậu, và nó còn là một môi trường tuyệt vời cho tôm.
Ông Văn Sang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản, còn nhìn xa hơn. Ông đã nghiên cứu các loài tôm sẽ phải lần lượt thích nghi với biến đổi khí hậu.
"Chúng tôi lựa chọn những loài tôm tốt hơn chịu được mức độ nhiễm mặn và nhiệt độ khác nhau. Chúng tôi cũng đang tìm kiếm các chất bổ sung vào thực phẩm để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của các loài tôm ấy. "
Dominique André, Nhà báo
Tất cả những sáng kiến này (nuôi tôm thay vì trồng lúa năng suất thấp, dùng luân phiên các lô lúa / tôm, tăng diện tích bảo tồn rừng ngập mặn, lựa chọn các loài tôm kháng bệnh) rất tốt và cần được khuyến khích.
Việc đắp đê để chống lại nước biển dâng chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia ở trung ương và không từ sáng kiến của chính quyền địa phương vì đây là một vấn đề phức tạp (có thể phải sử dụng các mô hình thủy lực kỹ thuật số)không hiệu quả hoặc tệ hơn, dẫn đến tình trạng xấu hơn hiện nay nếu nó được phó thác cho người chưa đủ điều kiện!
M. Ho Ta Khanh
12/12/2017
https://www.franceinter.fr
Mời xem nguyên văn tiếng Pháp tại phần tiếng Anh-Pháp