Ứng dụng công nghệ dẫn nước bằng đường ống trong công trình thủy lợi.[31/01/18]
31/01/2018 15:53
Ứng dụng công nghệ dẫn nước bằng đường ống trong công trình thủy lợi
Cục Quản lý xây dựng công trình
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong những năm qua đầu tư xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ưu tiên và đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như: Trái phiếu Chính phủ, ngân sách tập trung trong nước và các nguồn vốn vay ODA của các tổ chức ngân hàng quốc tế (ADB, WB, JICA,…), nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ năm 2003 đến nay, Bộ đã được giao hơn 46 ngàn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, khoảng 10 ngàn tỷ đồng vốn ODA để đầu tư cho các công trình thủy lợi, trong đó riêng hệ thống kênh dẫn nước, kinh phí đầu tư thường chiếm khoảng 30-40% tổng giá trị dự án. Kết quả đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi lớn, phạm vi phục vụ rộng, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, đã tạo ra các kho nước lớn, các hệ thống thủy lợi phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, đáp ứng cho yêu cầu hiện đại hóa nền nông nghiệp.
Về hệ thống dẫn nước, phổ biến vẫn áp dụng công nghệ truyền thống là kênh dẫn hở, mặt cắt hình thang hoặc chữ nhật với kết cấu kênh bê tông hoặc bê tông cốt thép. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng hình thức kết cấu này không phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong điều kiện tuyến có địa hình, địa chất phức tạp, bị chia cắt liên tục.
Để đáp ứng được yêu cầu trường hợp phải đầu tư ở những vùng có điều kiện khó khăn (địa chất, địa hình) và phù hợp với một số vùng khan hiếm về tài nguyên nước, giảm thiểu tối đa lượng nước tổn thất do thấm và bốc hơi (như vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ), nhiều dự án đã áp dụng thành công công nghệ dẫn nước bằng đường ống như đường ống của trạm bơm Nước Tra huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình dài 20km, đường ống kênh Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa dài 12,9km, các đường ống dự án kênh trục sông Nghèn tỉnh Hà Tĩnh,…
Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, nguồn nước ngày càng khan hiếm trong khi mục tiêu của ngành là thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, mặt khác theo Luật Thủy lợi, nước là hàng hóa, vì vậy trong thời gian tới, nhiều dự án sẽ được nghiên cứu áp dụng công nghệ này.
II. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG ỐNG DẪN NƯỚC
Có thể phân loại những dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định đầu tư đã ứng dụng đường ống thành 2 nhóm:
1. Những dự án đã và đang triển khai thực hiện:
TT Tên dự án Địa điểm xây dựng Nhiệm vụ HT đường ống Lống (km) Đường kính (mm) Kết cấu Tình hình thực hiện 1 Trạm bơm Nước Tra, dự án WB7 Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Tưới 400 ha cam 20,00 F 50-225 HDPE Đã hoàn thành 2 Hợp phần đền bù dự án Hồ chứa nước Nậm Cắt TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - Tưới 93 ha; NSH: 24.000 m3/ng.đêm 2,40 F 200-700 HDPE Đã hoàn thành 3 Kênh Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Thanh hóa 1.300 ha 12,93 km F800-1200mm Composits Cốt sợi thủy tinh Đã hoàn thành 4 Trạm bơm Hòn Rô, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An Tưới 430 ha 5,30 F 150-700