Giáo dục có ‘vỡ trận’?.[19/04/18]

19/04/2018 13:40

23

Giáo dục có ‘vỡ trận’?

 

 

Tô Văn Trường

 

Theo tôi hiểu, tình trạng giáo dục bê bết như hiện nay không phải chỉ là lỗi của các vị lãnh đạo đương thời vì ngay từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân ra Bắc nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ giáo dục, qua nhiệm kỳ của ông kết quả đã thực sự đẩy nền giáo dục nước nhà xuống đến tận đáy.

Ngẫm suy, cũng không phải chỉ tại lỗi của ông Nhân mà là lỗi của hệ thống đào tạo phục vụ chính trị trong thể chế của Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 6 về số lượng du học sinh tại Mỹ, thứ 3 tại Canada, thứ 2 tại Nhật, thứ 3 tại Úc,  thứ 2 tại Hàn Quốc vv…Mỗi năm, người Việt Nam tiêu hết khoảng 6 tỷ USD để đi du học. Trong khi đó nền kinh tế của Việt Nam thì có thứ hạng thấp. Con số này nhìn thì tích cực vì thấy dân Việt Nam hiếu học. Nhìn tiêu cực thì thấy người Việt Nam đã ngán ngẫm nền giáo dục nước nhà như thế nào.

Nếu quan sát, thì thấy hầu hết con các vị hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng phòng, trưởng khoa các trường đại học lớn phía Nam điều đi du học cả. Hơn ai hết, các vị này hiểu rỏ chất lượng giáo dục của mình tốt như thế nào.

Giáo dục Việt Nam chỉ thay đổi và phát triển khi đất nước ta thay đổi căn cơ về thể chế. Phải để những người thật sự có tài, có đức và được thực quyền trong việc thực thi một nền giáo dục “khai phóng” thì các giải pháp mới khả thi. Còn hiện nay, mọi góp ý cũng chỉ là “cho vui nhà, vui cửa”.

Nhận xét về các yếu kém của nền giáo dục VN thì chắc ai cũng đồng ý thôi (cùng lắm ngoại trừ vài quan chức trong ngành). Cái khó là phân tích thấu đáo được các nguyên nhân của hiện trạng, và còn khó hơn nữa là làm gì để giải quyết được các vấn đề nêu ra (như thành lập tổ tư vấn) đều không ổn.

Cách đây khoảng 40 năm Gs Hoàng Tụy đã phân tích bằng góc độ lý thuyết hệ thống các vấn đề của giáo dục Việt nam. Nhưng sau từng ấy năm, tình hình còn tệ hơn vì không những hệ thống không thay đổi, mà:

1-2 thế hệ sản phẩm của nền giáo dục yếu kém đó nay đã trở thành lãnh đạo hay "cây đa, cây đề", làm trầm trọng thêm các vấn đề đã và đang có.

"Văn hóa giáo dục" của cả xã hội đã tệ đi rất nhiều, thể hiện trong tư duy và cách hành xử của phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo vv...

Muốn có sự thay đổi thực sự về giáo dục nước nhà phải bắt đầu từ quyết tâm chính trị (political will) của lãnh đạo cao nhất, tư tưởng chỉ đạo, đường lối chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước đều thể hiện - ứng hiện ở công tác Giáo dục và nhân cách con người xã hội một cách tập trung nhất, điển hình nhất. Tư tưởng chỉ đạo, đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền, hệ thống pháp luật của Nhà nước đều thể hiện - ứng hiện ở công tác Giáo dục và nhân cách con người xã hội một cách tập trung nhất, điển hình nhất. Giáo dục trước hết là phải vì con người.