Chiến lược phát triển ngành Thuỷ lợi đến năm 2020. [26/5/07]

25/05/2007 17:54

27

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI  ĐẾN NĂM 2020

Bộ Nông nghiệp & PTNT 

 

PHẦN I : QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

I . ĐƯỜNG LỐI, MỤC TIÊU PHÁT TRIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001 –2010 – 2020

1.1 Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đế phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kmh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”.

1.2. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001-2010: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh đuợc tăng cường, thể chế kinh tế thị trường đến định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng  cao”.

1.3. Một số chỉ tiêu chính của giai đoạn 2001-2010
Đến năm 2010 :

Tăng GDP lên gấp đôi năm 2000, bình quân đầu người khoảng 1.000 USD (tăng trưởng trung bình 7,2% trong 10 năm).

. Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP;

. Tỉ trọng GDP nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%

. Lao động nông nghiệp còn 50%; Lao động được đào tạo nghề ~40%

. Giảm trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%, tăng tuổi thọ lên 71 tuổi.

. Tăng độ che phủ của rừng từ 33% hiện nay lên 43%

1.4. Định hướng mục tiêu và nhiệm vụ giai đoạn 2011-2020  
Tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và bền vững, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn khoảng 10%, lao động nông nghiệp khoảng 25-30%, công nghiệp đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh ngang bằng với các nuớc trong khu vực, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. ở nông thôn có nền nông nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ bản hiện đại phát triển đa dạng công nghiệp vừa và nhỏ và dịch vụ, thực hiện sự chuyển biến căn

bản bộ mặt nông thôn Việt Nam phù hợp với một xã hội công nghiệp. Khu vực dịch vụ được phát triển đa dạng, trong đó dịch vụ tài chính ngân hàng, viễn thông phát triển hiện đại, tiếp cận trình độ quốc tế... Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người khoảng 3.200 USD.

 

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

2.1. Quan điểm phát triển:

a. Phát triển bền vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước

- Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi, không chia cắt theo đdịa giới hành chính.

- Khai thác sử dụng phải đi đôi với bảo vệ cả số lượng lẫn chất lượng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng cả biện pháp công trình và phi công trình, đồng thời tiến hành lồng ghép các chương trình phát triển nông- lâm kết hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Cần chú trọng bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông và các địa phương với sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, Ngành khác.

b. Phục vụ đa mục tiêu

Coi trọng phát triển thuỷ lợi phục vụ cho để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, biến động bất lợi của thời tiết và bất ổn định của thế giới, đồng thời phải giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng.

c. Giảm nhẹ thiên tai

Không ngừng nâng cao khả năng chủ động và mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lụt để giảm thiểu tổn thất. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng: chủ động phòng chống hoặc thích nghi, né tránh. Bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích các vùng, các ngành với lợi ích của cả nước.

d. Gắn với xóa đói giảm nghèo

Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

2.2. Mục tiêu phát triển thuỷ lợi

Mục tiêu 1 : đảm bảo nhu cầu nước cho dân sinh và các ngành kinh tế:

* Đến năm 2010 :

Cấp đủ nguồn nước để khai thác được 10,5 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,48 triệu ha cây hàng năm (riêng đất lúa 4,032 triệu ha), 2,74 triệu ha cây lâu năm. Đưa diện tích gieo trồng cây lương thực chính là lúa lên 7,408 triệu ha và ngô 1,2 triệu ha), trong đó tưới chủ động được 75 %.

- Cấp nước cho nuôi thả thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm được 0,563 triệu ha: nuôi quảng canh cải tiến 0,4 triệu ha, bán thâm canh 0,086 triệu ha, thâm canh 0,077 triệu ha). Trong đó cấp nước chủ động cho khoảng 70% diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn tập trung ở vùng ven biển ở ĐBSCL và ĐBSH.

- Cấp nước sinh hoạt: nông thôn- 85% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh với mức 60 l/người/ngày; đô thị : - 100% dân đô thị loại I được cấp 165 l/ng.ng, 90% dân đô thị loại II được cấp 150 l/ng.ng, 90% dân đô thị loại III được cấp 120 l/ng.ng.

*Đến năm 2020:

- Cấp đủ nguồn nước để khai thác được 11 ,4 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 6,7 triệu ha cây hàng năm (riêng đất lúa 4,1 triệu ha), 3,2 triệu ha cây lâu năm. Đưa diện tích gieo trồng cây lương thực chính là lúa lên 7,6 trệu ha và ngô 1,2 triệu ha, trong đó tưới chủ động được 85 %.

- Cấp nước cho nuôi thả thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm 0,65 triệu ha; nuôi quảng canh cải tiến 0,35 triệu ha, bán thâm canh 0,15 triệu ha, thâm canh 0,15 triệu ha. Trong đó cấp nước chủ động cho khoảng 80% diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phần lớn tập trung ở vùng ven biển ở ĐBSCL và ĐBSH.

- Cấp nước sinh hoạt: nông thôn - 100% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh với mức ít nhất là 60 l/người/ngày; đô thị : - 1 00% dân được cấp 180 l/ng.ng (đô thị loại I), 165 l/ng.ng (đô thị loại II), được cấp 150 l/ng.ng (đô thị loại III, IV, V)

- Đảm bảo đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp từ 50- 100 m3 ha xây dựng.

Muc tiêu 2: Nâng cao mức an toàn phòng chống và thích nghi để giảm thiểu tổn thất do thiên tai bão lũ gây ra:

- Các lưu vực sông lớn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ: củng cố và phát triển các giải pháp phòng chống lũ để chống lũ chính vụ an toàn với mức bảo đảm:

HT sông

 Năm 2010

 Năm 2020

 Ghi chú

s. Hồng & Thái Bình

 p = 0.4 %

 p = 0.2%

 tại Hà Nội

s. Mã

 p =1%

 p < l%

 tại Cầu Tào

s. Cả

 p =l%

 p<l%

 tại Bến Thuỷ

s. Hương

 p =5,9%

 p<5,9%

 tại Kim Long

 

Các sông khác ở Trung bộ, DH NTB, TN, ĐNB bảo đảm chống lũ chủ động bảo vệ dân cư sản xuất vụ hè thu và đông xuân với tần suất từ 5 - 10 %.

- Hình thành được vùng an toàn lũ ở vùng ngập nông, đảm bảo các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn như lũ năm 1961 trên dòng chính và lũ năm 2000 trong nội đồng. Từ sau năm 20 1 0 tiếp tục củng cố các hệ thống bờ bao và các công trình để kiểm soát lũ ở mức độ cao hơn.

- Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (2010) và cấp 10 (2020).

- Đảm bảo an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống..., ổn định bờ sông, bờ biển.

Mục tiêu 3: Quản lý tốt các lưu vực sông, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, phát triển bên vững, chống Ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông chính (2010) và tất cả các lưu vực sông quốc gia (2020). Nâng cao được năng lực quản lý nguồn nước từ Trung ương đến địa phương.

Muc tiêu 4: Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu đánh giá nguồn nước, quy hoạch, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý tài nguyên nước, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đạt mức trung bình (năm 2010) và mức trên trung bình của châu á (năm 2020).

 

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRLỂN THUỶ LỢI

3.1. Định hướng chung

3.1.1. Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội:

* Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và tăng tối đa năng lực thiết kế;

* Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới, gồm:

- Các công trình thuỷ lợi tổng hợp quy mô vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;

- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;

- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL.

3.1.2. Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:

- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo, nâng cấp và thay mớ