Dự án An toàn đập ‘Việt Nam – New Zealand’ phân đoạn 2: Họp Ban Cố vấn đánh giá giữa kỳ.[31/07/18]

30/07/2018 10:41

37

Dự án An toàn đập

Việt Nam – New Zealand’ phân đoạn 2:

Họp Ban Cố vấn đánh giá giữa kỳ

 

 

Như tin đã đưa, từ năm 2008, Hội Đập lớn & PT Nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) và Hội Đập lớn New Zealand  (New Zealand Society on Large Dams - NZSOLD) đã chuẩn bị  dự án  ODA  về nghiên cứu phòng tránh thiên tai tại  Việt Nam với tài trợ của  Cơ quan Viện trợ Phát triển  New Zealand (NZAID). Dự án được goi tên là ‘An toàn đập Việt Nam – New Zealand (Vietnam – New Zealand Dam Safety Project – VNZDSP).  Phía New Zealand đã chỉ định các cơ quan: Viện Khoa học Địa chất và Hạt nhân New Zealand (GNS Sciece - The New Zealand Institute of Geological and Nuclear Sciences) & Hãng tư vấn Damwatch Project Ltd tham gia thực hiện dự án cùng với phía Việt Nam là Đại học Thủy lợi (WRU), đơn vị được VNCOLD  chuyển giao thực hiện. Phân đoạn (Phase) 1 của Dự án mang tên ‘Sáng Kiến về An toàn đập và cộng đồng dưới hạ du (DAM & DOWNSTREAM COMMUNITY SAFETY INITIATIVE – DDCSI) thực hiện trong những năm 2012 – 2015 đã đạt kết quả tốt.

Sang phân đoạn 2, Các bên WRU phía Việt Nam và Viện GNS Science & hãng Tư vấn Damwatch phía New Zealand đã tích cực triển khai nhiều hạng mục.  

Ngày 20/7/2018, Ban Cố vấn Dự án (Activity Leadership Group) đã họp kiểm điểm kết quả thực hiện Phân đoạn 2 của Dự án từ khi khởi động (8/5/2017) đến nay. Đồng chủ trì cuộc họp là vị đại diện Đại sứ quán New Zealand Tom WilsonGS.TSKH. Pham Hồng Giang, Chủ tịch VNCOLD. Dự họp có các vị đại diện Tổng Cục Thủy lợi (Phó Vụ trưởng An toàn đập Lê Xuân Dương, Phó Vụ trưởng Khoa học Công nghệ & Hợp tác quốc tế Nguyễn Anh Tú); đại diện Bộ Công thương; các chuyên gia:Tổng Giám đốc ‘DAMWATCH’ Peter Amos, Trưởng đoàn chuyên gia; Phó Hiệu trưởng WRU Nguyễn Cảnh Thái; Tony Harker, chuyên gia ‘DAMWATCH’; Kelvin Berryman, chuyên gia GNS.

Đoàn chuyên gia đã trình bày báo cáo nêu rõ các hoạt động:

-       Hoàn thiện phần mềm ‘Công cụ đánh giá nhanh & xếp hạng ưu tiên xử lý đối với các đập’ ( Dam Rapid Assessment and Prioritisation – DRAPT) và áp dụng cho 94 đập trong lưu vực, góp phần xác định danh mục ưu tiên xử lý an toàn đập cho Dự án WB8 tại Bộ Nông nghiệp &PTNT.

-       Tổ chức các lớp tập huấn tại 2 tỉnh Nghệ An & Hà Tĩnh và mở rộng cho học viên các tỉnh khác, đạt kết quả tốt. 

-       Nghiên cứu thực địa các trường hợp điển hình: đập Ngàn Trươi (Hà Tĩnh) & đập Vạn Hội (Bình Định). Bà Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews đã đi thị sát cùng với các chuyên gia đến đập Ngàn Trươi tháng 5/2018.  

Tiếp đó, các đại biểu đã thảo luận và đánh giá cao nỗ lực bước đầu của Dự án.

 PV.

   

Mời download & xem file đính kèm.