Sơ bộ giải thích sự hình thành đảo cát ngoài khơi Hội An.[01/05/19]

01/05/2019 15:04

20

Sơ bộ giải thích sự hình thành

 đảo cát ngoài khơi Hội An

KS Doãn Mạnh Dũng

Có thể  giải thích hiện tượng bồi đắp tạo nên đảo cát ngoài khơi Hội An bằng lý thuyết sự hình thành dòng hải lưu tầng đáy Bắc - Nam như sau :

Do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực nên có dòng hải lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc Cực về Xích đạo. Độ chênh lệch nhiệt càng lớn thì tốc độ của dòng hải lưu càng lớn. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên đứng trên trái đất ta thấy dòng hải lưu tầng đáy này di chuyển từ Đông sang Tây. Bán kính trái đất lớn dần khi càng gần Xích đạo nên tốc độ di chuyển của dòng hải lưu từ Đông sang Tây cũng tăng dần khi càng gần Xích đạo.

Một dòng chảy mà tác động vuông góc với bờ biển thì có xu hướng nén sa bồi vào bờ biển. Hợp lực của hai véc tơ tốc độ - véc tơ tốc độ của dòng hải lưu hình thành do chênh lệch nhiệt và véc tơ tốc độ quán tính hình thành do trạng thái quay của trái đất  – là véc tơ dòng hải lưu thật sự tác động vào bờ biển. Bình thường véc tơ này luôn luôn nhỏ hơn 90 độ. Khi trái đất ấm lên, nhiệt độ chênh lệch trên trái đất cao hơn nên  tốc độ dòng tầng đáy cũng cao hơn. Vì tốc độ quay của trái đất không thay đổi nên khi đó góc của véc tơ tổng hợp có xu hướng nhỏ hơn. Xu hướng này tương tự thay đổi hướng lưỡi dao chặt vào cây tre. Khi góc nhỏ sẽ dể dàng chặt đứt cây tre.  Vì vậy khi trái đất ấm lên sẽ gây ra xói lỡ mạnh mẽ bờ biển miền Trung để tạo ra sự cân bằng mới. Đây là sự giải thích lý do sự xói lỡ bờ biển miền Trung, Đông tỉnh Cà Mau và Hội an nói riêng. Sự chênh lệch nhiệt tồn tại 365 ngày/năm nên dòng tầng đáy tồn tại 365 ngày/năm. Và nên chú ý rằng dòng hải lưu tầng đáy là nguyên nhân gây ra rất nhiều tai nạn đuối nước ở bờ biển miền Trung. Bờ biển miền Trung Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và tạo nên dòng hải lưu tầng mặt. Dòng tầng mặt tồn tại 9 tháng /năm. Dòng hải lưu tầng mặt có cùng hướng với dòng hải lưu tầng đáy. Khi cả hai dòng cộng hướng thì tạo ra sức mạnh lớn khác thường. Vì vậy sự sạt lỡ bờ biển miền Trung chủ yếu xảy ra vào mùa gió Đông Bắc.

 Từ lý thuyết trên, quan sát hình của đảo cát, ta thấy đảo mới hình thành ở cửa Hội An gồm 2 phần, phần 1 là do dòng hải lưu đưa từ  bờ biển phía Bắc cửa Hội An di chuyển xuống và phần 2 từ dảy Trường Sơn ra biển. Hai phần này gắn lại với nhau tạo nên vùng trũng giữa đảo cát. Đảo cát sẽ thay đổi hình dạng  khi có lũ lớn ở miển Trung  hoặc khi có bão tại khu vực.

Tuy vậy việc nghiên cứu đảo cát này rất hữu ích  giúp con người tìm ra được góc tác động của dòng hải lưu để chọn hướng tối ưu cho đê nhân tạo nhằm bảo vệ bờ biển khu vực Hội An. 

Lý thuyết sự hình thành dòng tầng đáy Bắc Nam được KS Doãn Mạnh Dũng tìm ra từ  giữa thập niên 1990 vì mục tiêu chứng minh sự ổn định và sâu của cảng Vân Phong, cảng Cam Ranh và nguyên nhân sự di chuyển của luồng Định An về mùa đông. Lý thuyết trên đưa ra kết luận đơn giản rằng ở miền Trung Việt Nam, các vịnh khi không có cửa sông lớn mà có cửa vịnh quay về hướng Nam hay Đông Nam thì sâu và ngược lại. Việc phát hiện giồng  cát tại cửa Trần Đề tương tự về góc và độ dài của giồng cát hình thành vịnh Vân Phong và  vịnh Cam Ranh là nền tảng dẩn đến việc đề xuất cảng  cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL. 

Dòng hải lưu tầng đáy ở miền Trung Việt Nam có 6 đặc điểm : độ dài lớn nhất trên trái đất này -dài 1000 km từ vịnh Sơn dương – Hà Tỉnh đến mũi Kê Gà - Bình Thuận-, độ rộng tại cửa Gianh đến 24 km, sát bờ, vùng nước nông, tốc độ dòng cao, hướng dòng ổn định. Đó là tài nguyên đặc biệt và sẽ là nguồn năng lượng chính của Việt Nam trong tương lai gần. Nguồn năng lượng này có thể gọi là nguồn năng lượng vũ trụ vì nó có nguồn gốc từ nhiệt mặt trời và trạng thái quay của trái đất.Có thể nói, nguồn năng lượng này  tương đương mỏ dầu của Trung đông nhưng sạch và không bao giờ cạn.

Có thể định nghĩa dòng hải lưu là dòng chảy ở biển di chuyển cùng cao độ, có độ sâu và độ rộng. Một trạng thái khác của dòng hải lưu là dòng thủy triều.Dòng thủy triều luôn luôn có 2 chiều nên không thuận lợi bằng dòng hải lưu 1 chiều khi khai thác cho mục tiêu phát điện. Dòng chảy sau các đập thủy điện cũng có đặc điểm tương tự như dòng hải lưu. Nên máy phát điện bằng dòng hải lưu có thể giúp khai thác phần động năng phụ của các nhà máy thủy điện. Nên đây là nguồn tài nguyên rất lớn cho máy phát điện bằng dòng hải lưu.

Nước nặng hơn gió 830 lần. Động năng E= 0.5mvv. Một dòng chảy rộng 1 m, sâu 1 m, tốc độ 1m/s có nguồn năng lượng tương đương với 50 lao động khi  mỗi lao động được xác định tương đương 100 W.  Vì vậy nguồn năng lượng dòng hải lưu rất đáng quan tâm. Tác giả đã tìm ra công nghệ “trống quay” để khai thác động năng dòng hải lưu. Tôi tin rằng phát minh này sẽ mở ra một nghề mới ở miền Trung Việt Nam đó là nghề xây dựng và khai thác điện hải lưu để thay thế các nguồn điện gây ra ô nhiểm môi trường và có giá thành cao hiện nay.