BBT trả lời về đứt gãy và về đập bê tông trọng lực RCC của Trung Quốc.[11/6/07]

10/06/2007 12:00

22

Trong bảng danh sách các đập bê tông trọng lực RCC của Trung Quốc, không rõ đơn vị tính của các số liệu.

Đề nghị cho biết thêm về vấn đề đứt gãy và hướng xử lý khi gặp đứt gãy quá sâu?

                                                                      (artdata4444)

 

Trả lời: Các số liệu về các đập lớn RCC ở Trung Quốc đã có đơn vị được ghi bổ sung /Web/Content.aspx?distid=261.

 

Về vấn đề đứt gãy, Kỹ sư cao cấp Hoàng Xuân Hồng (Trung tâm Tư vấn của VNCOLD) có ý kiến như sau:

 

Đứt gãy được kiến tạo do sự chuyển động của vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm gây nên, có đứt gãy đã ổn định và có đứt gãy đang tiếp tục, song chủ yếu là đứt gãy ổn định trừ những vùng còn có những hoạt động của vỏ trái đất và vùng núi lửa đang phun.

 

Tuyến đứt gãy thường nằm theo các lòng sông. Rất nhiều đập đã và đang xây dựng trên đất nước ta và trên thế giới đều nằm trên tuyến đứt gãy, cho nên việc xử lý đứt gãy là việc bình thường.

 

Ở Việt Nam đã có các tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định mức độ đứt gãy và biện pháp xử lý.

 

Theo TCVN 4253-86, đứt gãy được phân cấp như sau:

 

Đặc trưng phá huỷ tính liền khối

 

Độ dài phá huỷ

Độ dày vùng đứt gãy vỡ vụn và bề rộng khe nứt

Chiều dày đới ảnh hưởng

Đứt gãy bậc I (sâu)

Hàng trăm và hàng nghìn Km

Hàng trăm và hàng nghìn mét

 

Đứt gãy bậc II

Hàng chục tới hàng trăm Km

Chục mét và hàng trăm mét

 

Đứt gãy bậc III

Từ 1 tới hàng chục Km (0,3 - 3 Km)

Mét đến hàng chục mét

10 - 30m

Đứt gãy bậc IV

Hàng trăm tới hàng nghìn mét

Hàng chục tới hàng trăm cm

3 - 10m

Đứt gãy nhỏ hay khe nứt lớn bậc V

Hàng chục tới hàng trăm mét

Hàng chục cm

0,3 - 3m

Khe nứt trung bình bậc VI

Mét tới hàng chục m

Mm đến cm

3 - 30cm

Khe nứt nhỏ bậc VII

Cm tới mét (<10cm)

Mm và nhỏ hơn

 

 

Các đứt gãy thường gặp ở nền móng công trình thuỷ lợi chủ yếu là bậc IV và bậc V, hiếm khi là bậc III.

 

Các xử lý thông thường được ghi tại điều 5.3.5 (trang 40 tiêu chuẩn 14 TCN 157-2005).

Ngoài ra, Quy phạm Trung Quốc có các quy định về xử lý như sau:

* Đối với đứt gãy trong nền đá cứng ít chịu ảnh hưởng tới cường độ và biến dạng của đá, cần đào bỏ phần nát vụn và phần đá bị phong hoá bở rời, sau đó đổ bù bê tông vào chỗ đào bỏ đó.

* Trường hợp có ảnh hưởng nhất định tới biến dạng và cường độ đá nền: đào bỏ với độ sâu 1÷1,5 lần bề rộng (có chỗ quy định 1÷3 lần) của đới đá vụn, vỡ của đứt gãy, sau đó đổ bê tông bù.

* Khi đứt gãy có phạm vi vụn vỡ tương đối lớn hoặc khu vực có các đới đứt gãy giao nhau, cần có chương trình xử lý riêng.

* Trong trường hợp phức tạp, ngoài việc đổ bù bê tông còn cần khoan phụt xi măng gia cố và liên kết chống thấm.

 

Cũng cần lưu ý rằng, việc hình thành tuyến dòng chảy của các sông, nhất là các sông lớn thường liên quan đến các đứt gãy. Xử lý nền có đứt gãy tại các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cảng,... là việc phức tạp, phải nghiên cứu và xem xét thận trọng, xác định mức ổn định của kiến tạo và giải pháp kỹ thuật thích hợp để cho nền đạt những yêu cầu về cường độ và chống thấm, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn công trình. Bạn cần tìm đọc thêm các tài liệu và trực tiếp tham khảo các chuyên gia có kinh nghiệm. Trên www.vncold.vn có một số bài về xử lý nền (các mục “Khoa học & Công nghệ” của phần tiếng Việt và “Science & Technology” của phần tiếng Anh).

BBT.