Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại phiên giải trình về An Ninh Nguồn nước và An toàn đập.[25/08/20]

24/08/2020 08:23

11

Báo cáo của Bộ NN&PTNT tại phiên giải trình về

An Ninh Nguồn nước và An toàn đập


Như tin đã đưa trên VNCOLD.VN (http://vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=5016), ngày 17/8/2020 tại trụ sở Quốc Hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Khoa học Quốc hội đã nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và trả lời chất vấn về an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.

 

 

Video của toàn phiên họp đã được VTV đăng tải tại: https://vtv.vn/video/phien-giai-trinh-ve-an-ninh-nguon-nuoc-phuc-vu-san-xuat-sinh-hoat-va-quan-ly-an-toan-ho-dap-8h00-17-8-2020-454573.htm

VNCOLD xin giới thiệu Báo cáo Tóm tắt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong buổi làm việc này.






BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất,sinh hoạt

vàquản lý an toàn đập, hồ chứa nước

 

(Tài liệu phục vụ phiên họp ngày 17 tháng 8 năm 2020)

 

PHẦN I- AN NINH NGUỒN NƯỚC

1. Tổng quan về nguồn nước và an ninh nguồn nước

1.1. Khái niệm an ninh nguồn nước

Lịch sử phát triển văn minh nhân loại luôn gắn với nguồn nước. Nước là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nước đã trở thành tài nguyên chiến lược thứ hai sau tài nguyên con người.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, biến động nguồn nước vài chục năm gần đây và dự báo sẽ trở nên khắc nghiệt trong giai đoạn tới, vấn đề về bảo đảm nguồn nước đã được đặt ra cho Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đưa nội dung an ninh nguồn nước toàn cầu thành một mục tiêu phát triển bền vững hướng tới mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, an ninh nguồn nước đã được các nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ và chính thức được công nhận là một mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2016.

Theo Wikipedia, an ninh nguồn nước là sự bảo đảm được cấp đủ lượng nước với chất lượng nước phù hợp phục vụ cho sức khỏe, sinh kế và hoạt động sản xuất, ứng với mức độ chấp nhận được về các rủi ro liên quan đến nước.

An ninh nguồn nước có thể hiểu là khả năng một cộng đồng dân cư có thể được tiếp cận đủ lượng nước ứng với chất lượng có thể chấp nhận được để bảo đảm duy trì sinh kế, sức khỏe, hoạt động sản xuất; được bảo vệ trước dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước và bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị (theo Cơ quanNước của Liên hợp quốc).

An ninh nguồn nước là năng lực thích ứng để bảo vệ khả năng được tiếp cận bền vững đủ về số lượng nước, chất lượng nước bảo đảm cho sức khỏe, sinh kế, môi trường sinh thái và hoạt động sản xuất kinh tế (theo Đối tác nước bền vững).

An ninh nguồn nước được hiểu là sự bảo đảm về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư, đồng thời cũng là sự bảo đảm được bảo vệ trước các loại hình dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.An ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng/các thế hệ tương lai. An ninh nguồn nước không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà hiện đã trở thành vấn đề toàn cầu. An ninh nguồn nước vừa là mục tiêu vừa là giải pháp trong sự phát triển chung của nhân loại. Bảo đảm an ninh nguồn nước có thể hiểu là phải đạt được một hệ thống bền vững về quản trị nguồn nước, kết cấu hạ tầng ngành nước để cân bằng nguồn nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

1.2. Nguồn nước trên thế giới

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, thành phần thiết yếu cho sự sống, con người sử dụng nước vào các mục đích khác nhau:sinh hoạt,nông nghiệpcông nghiệpdịch vụ, môi trường.... Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đều cần nước ngọt, trong khi 97% nước trên trái đất là nước mặn, chỉ có 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chỉ tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.Nguồn cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang ngày một giảm đi, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng kéo theo nhu cầu nước ngày một gia tăng. Hiện tại, khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước, dự báo đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước bình quân trên đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người. Tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong 5 ưu tiên để phát triển bền vững là: Nước, năng lượng, sức khoẻ, nông nghiệp, đa dạng sinh học.

1.3. Nguồn nước ở Việt Nam

Hàng nghìn năm trước đây, bằng hình thức đào kênh tiêu thoát nước, đắp bờ giữ nước, làm phai đập, guồng, cọn, cống để lấy nước, đắp đê phòng lụt… Tổ tiên ta đã đẩy lùi sình lầy, ngập lụt, úng, hạn, mở ra những vùng đất canh tác màu mỡ từ miền núi, trung du đến các vùng châu thổ rộng lớn của các dòng sông để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nền văn minh lúa nước sớm ở Đông Nam châu Á. Bác Hồ kính yêu tại Hội nghị công tác Thủy lợi toàn miền Bắc năm 1961 đã nói “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, Tổ quốc là Đất nước, có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giầu nước mạnh. Nước có thể làm lợi nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

a) Số lượng và chất lượng nước

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ,với gần 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính, 126 con sông từ nước ngoài chảy vào, 76 con sông từ trong nước chảy ra nước ngoài và 4 con sông chảy vào sau đó chảy ra khỏi lãnh thổ. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1940-1960mm, tổng lượng nước mặt trung bình vào khoảng 840 tỷ m3, trong đó khoảng 520 tỷ m3 (tương ứng 63% tổng lượng nước mặt) sản sinh ở bên ngoài lãnh thổ, nguồn nước nội sinh vào khoảng 320 tỷ m3 (chiếm 37%);nguồn nước dưới đất khá dồi dào, với tổng trữ lượng khai thác nước ngầm tiềm năng khoảng 61,2 triệu m3/ngày đêm (tương đương khoảng 5,7% tổng lượng nước mặt) hiện đang khai thác khoảng 11 triệu m3/ngày (chiếm khoảng 17%);phân bố nguồn nước không đồng đều trong lãnh thổ đang dẫn đến tình trạng căng thẳng về nước theo mùa với sự bất cân đối giữa cung, cầu và có xu hướng gia tăng làm cho công tác điều phối, phân bổ nguồn nước cho các mục đích phát triển rất khó khăn.

Thảm phủ rừng, nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn sinh thủy tự nhiên, hiện có 14,61 triệu ha, tỷ lệ che phủ đạt 41,89%, trong đó diện tíchrừng đặc dụng đạt 2,16 triệu ha, rừng phòng hộ 4,64 triệu ha, rừng sản xuất 7,80 triệu ha. Tổng diện tích rừng đầu nguồn đạt 6,78 triệu ha, chiếm 46,5% tổng diện tích rừng cả nước, chất lượng ở các mức độ nghèo kiệt, nghèo, trung bình và giàu, hiệu quả giữ nước, điều hòa nguồn nước hạn chế.

Chất lượng nước trên các lưu vực sông đang bị suy giảm và trở thành vấn đề nóng tại nhiều địa phương. Gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa thời gian qua đã và đang gây sức ép đến chất lượng nước trong các lưu vực sông. Ở một số đoạn sông, nước sông bị ô nhiễm với mức độ cao, xu hướng ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nước sông để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.

b) Thể chế quản lý nguồn nước