Phát triển thủy điện trên lưu vực sông Hồng, những vấn đề đặt ra với miền núi phía Bắc và vùng hạ lưu [02-10-22]

02/10/2022 15:27

13

 

                                                  TS. Hoàng Văn Thắng.

Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước.

I. KHÁI QUÁT VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG - SÔNG THÁI BÌNH

Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên 169.000km2, diện tích lưu vực trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 87.840km2 (chiếm 51,3% tổng diện tích lưu vực).

  Hệ thống sông Hồng gồm 3 nhánh sông lớn (sông Đà, sông Thao và sông Lô) hợp lưu tại Việt Trì và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt, Trà Lý, Lạch Giang và cửa Đáy. Lưu vực sông Hồng có hình dạng hẹp và kéo dài  ở phần thượng lưu (thuộc Trung Quốc) và mở rộng ở trung, hạ lưu (thuộc Việt Nam).

1. Đặc điểm địa hình

  Địa thế lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình nói chung dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Bắc xuống Nam.

  Địa thế chung của hệ thống sông Hồng rất hiểm trở, 47% có độ cao trên 1.000m, phần lớn nằm ở phía Tây của lưu vực thuộc hai nhánh sông Đà và sông Thao, còn một phần nằm trên cao nguyên phía Bắc thuộc sông Lô. Phần đất bằng chỉ phân bố nhỏ lẻ dọc thung lũng của các sông lớn, phần chủ yếu tập trung ở tam giác châu sông Hồng, sông Thái Bình.

2. Đặc điểm khí hậu

  Khí hậu trong phần lưu vực hệ thống sông Hồng thuộc lãnh thổ Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  Lượng mưa năm trong lưu vực dao động trong khoảng 1200 ÷ 2000 mm, phần lớn trong khoảng 1800 mm/năm. Lượng mưa năm biến đổi rất lớn theo không gian từ 700 ÷ 4800 mm, trong đó địa phận Trung Quốc 700 ÷ 2100 mm/năm, phần Việt Nam từ khoảng 1100  ÷  5000mm. Trung tâm mưa lớn nhất với lượng mưa năm 5000mm xuất hiện trên sườn phía Đông Nam dãy núi Tây Côn Lĩnh ở hữu ngạn trung lưu sông Lô (khu vực Bắc Quang). Phạm vi biến đổi của lượng mưa năm  trong các lưu vực sông như sau: Sông Thao 1300 ÷ 3000mm; sông Đà 1200 ÷ 3000mm; sông Lô 1100 ÷ 5000mm; thượng du sông Thái Bình từ 1300 mm – trên 2000mm; sông Đáy 1400 ÷ 2000mm; khu vực hạ lưu 1500 ÷ 1700mm.

Lượng mưa phân bố phối không đều trong năm, biến đổi theo thời gian. Mùa mưa hàng năm thường bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, kết thúc tương đối sớm ở trung thượng lưu sông Đà, sông Lô và tương đối muộn ở sông Thao và khu vực hạ lưu. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 70 ÷ 90% lượng mưa năm, trung bình khoảng 81%.

3. Đặc điểm thủy văn

Tổng lượng dòng chảy năm của toàn lưu vực sông Hồng, Thái Bình khoảng 133,8 tỷ m3, phần thuộc Việt Nam khoảng 85,5 tỷ m3, phân bố rất không đều theo không gian và thời gian.

Trên phần lưu vực thuộc Việt Nam, mùa lũ trên các sông thường xuất hiện vào tháng V, VI đến tháng IX, X, ba tháng liên tục thường xuất hiện vào tháng VII-IX, chiếm khoảng 40-65% lượng dòng chảy năm, tháng có lượng dòng chảy lớn nhất thường là tháng VIII, chiếm khoảng 13-25% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt kéo dài từ tháng X, XI đến tháng IV, V. Ba tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất thường là từ tháng I-III (hoặc từ tháng II-IV) chiếm 4-21% lượng dòng chảy năm.

II. PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN DÒNG CHÍNH LƯU VỰC SÔNG HỒNG

1. Hệ thống công trình hồ chứa thủy điện lớn trên lưu vực sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp phục vụ cấp nước, chống lũ hạ lưu, phát điện, kết hợp giao thông, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường sinh thái trên dòng chính của hệ thống sông Hồng bao gồm:

Bảng 1: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản các hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Hồng

TT

Tên thông số

Đơn vị

Lai Châu

Sơn La

Hòa Bình

Bản Chát

Huội Quảng

Thác Bà

Tuyên Quang

1

Mực nước dâng bình thường

m

 295

   215