Trao đổi với TS. Nguyễn Trí Trinh – Chuyên gia PECC3 về bài viết: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CHỐNG LŨ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI-THỦY ĐIỆN VÀ PHÒNG LŨ HẠ DU [22-03-23]

07/04/2023 15:01

20

                                                            KS. Thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn

                                                    Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM

Về những thông tin TS. Nguyễn Trí Trinh chia sẻ tại bài viết Bai 1_HCN CHONG LU_V2.pdf (vncold.vn), Nattoi xin có một số ý kiến phản hồi như sau:

1. Về thông tin: “Trước hết cần phân biệt khái niệm chống lũ cho bản thân công trình và phòng lũ hạ du. Chống lũ bản thân công trình là yêu cầu bắt buộc khi thiết kế HCN bất chấp nhiệm vụ của công trình là gì, còn phòng lũ hạ du là nhiệm vụ công trình (có thể có hay không có)”.

Theo Nattoi:

Vì bất kỳ dung tích nào của hồ chứa nước cũng nhỏ hơn nhiều so với tổng lượng nước đến hồ trong mùa lũ, cho nên bất kỳ đập, hồ chứa nước nào cũng phải có công trình xả lũ để tháo lũ chứ không hề chống lũ. Vì vậy, không có khái niệm “chống lũ cho bản thân công trình” ở đây.

Thứ hai, vì bất kỳ đập, hồ chứa nước nào cũng phải có công trình xả lũ để bảo vệ cho bản thân nó, nên bất kỳ hồ chứa nước nào cũng có một dung tích phòng lũ nào đó, ít nhất bằng dung tích hồ ở khoảng từ mực nước dâng bình thường (MNDBT) đến mực nước lớn nhất kiểm tra (MNLNKT). Dung tích phòng lũ đó là tự thân đòi hỏi phải có, xuất phát từ mục đích ích kỷ nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân đập chắn nước, còn “phòng lũ hạ du” chỉ là sản phẩm phái sinh từ đó mà thôi, chưa phải là một khái niệm nghiêm túc theo đúng nghĩa của nó. Chỉ ở một số công trình đã được TS. Nguyễn Trí Trinh nêu ở cuối bài viết thì thực sự nhiệm vụ phòng lũ cho hạ du đã được đặt ra cho công trình. Nhưng cách giải quyết (tính toán thiết kế công trình) vẫn chưa có thông số tính toán thiết kế nào liên quan đến đảm bảo an toàn về xả lũ cho vùng hạ du đập, cho nên vẫn là chưa giải quyết được đến nơi đến chốn.

Thứ ba, quan niệm: “phòng lũ hạ du là nhiệm vụ công trình (có thể có hay không có)” là nói theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC, ngày 04/9/năm 2018. Về Nghị định này có một số vấn đề đã được đề cập tại Một số bất cập của pháp luật về quản lý, phân công quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và quản lý tài nguyên nước ở các hồ chứa nước [23-02-23] - Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam (vncold.vn), bao gồm cả Phương pháp tính toán thiết kế dung tích phòng lũ cho hồ chứa nước theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập. TS. Nguyễn Trí Trinh có thể tham khảo thêm.

2. Về những trích dẫn từ giáo trình Thủy văn ĐHTL và trường hợp các hồ Hòa Bình, Sơn La.

Thứ nhất, xin thú thực là Nattoi chưa hề được học qua hay đọc qua những đoạn này của giáo trình, cho đến khi được đọc bài viết của TS. Nguyễn Trí Trinh. Là giáo trình thì có thể phản biện được không? Hay nhất nhất phải tuân theo? Sự phân chia dung tích phòng lũ thành dung tích siêu cao, dung tích kết hợp trong giáo trình Thủy văn ĐHTL là để mục đích gì? Làm như thế có khác gì Tam đại gàn[1] hay không?.

Thứ hai, đập, hồ chứa nước vốn được tính toán an toàn về ổn định với cao trình Mực nước dâng lớn nhất kiểm tra và dung tích phòng lũ cũng được tính đến mực nước đó. Quy chuẩn Việt Nam quy định như vậy, TCVN 10778 : 2015 cũng quy định như vậy, và như trên đã nói, dung tích phòng lũ từ MNDBT đến MNLNKT là tự thân đập dâng nước đòi hỏi phải có để bảo toàn cho mình. Cho nên, phát biểu: “Toàn bộ dung tích điều tiết lũ nằm phía dưới mực nước dâng bình thường. Khi đó Vsc = 0 và mực nước siêu cao trùng với mực nước dâng bình thường Hsc = Hbt. Đây là hình thức ít được sử dụng trong thực tế” trong đó cho rằng Hsc = Hbt và Vsc = 0 là hoàn toàn vô lý. Chính vì nó vô lý nên TS. Nguyễn Trí Trinh mới phát biểu: (Như vậy là) “chưa phù hợp với cách hiểu trong TCVN 10778 : 2015, phải được cộng thêm phần dung tích siêu cao Vsc” và “Ở nước ta thì tôi chưa tìm thấy” (chắc là có tìm cả ở nước ngoài cũng sẽ không có).

Thứ ba: Không biết có đúng là “Dung tích kết hợp Vkh của hồ Hòa Bình cộng với hồ Sơn La khoảng 6.82 tỷ (xấp xỉ dung tích 7 tỷ m3). Từ đây cho thấy dung tích 7 tỷ m3 của 2 hồ chỉ mới là phần dung tích kết hợp, chưa phù hợp với cách hiểu trong TCVN 10778 : 2015, phải được cộng thêm phần dung tích siêu cao Vsc” hay không? Có thể đây là 2 trường hợp giống với trường hợp ở các hồ Bình Điền, Hương Điền dưới đây chăng?:

Thứ tự

Cao trình/Đơn vị

Hồ            Bình Điền

Hồ             Tả Trạch

Hồ                    Hương Điền

1

Mực nước chết (m)

53

23

46

2

Mực nước dâng bình thường (m)

85

45

58

3

Mực nước lũ thiết kế

85,16[2]

50,00

58,17[3]