GÓP Ý VỀ BÀI BÁO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC HỒ CHỨA NƯỚC [20-04-23]

21/04/2023 11:25

27

Ts Nguyễn Trí Trinh chuyên gia PECC3

  

MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, PHÂN CÔNG QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC HỒ CHỨA NƯỚC

    

Tôi đã xem một số bài báo trong loạt 04 bài viết về bảo đảm an toàn về lũ cho Thừa Thiên Huế của tác giả KS. Nguyễn Anh Tuấn Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM (sau đây gọi là tác giả). Tôi đã chú trọng xem bài báo thứ 3 cuả tác giả vì liên quan nhiều đến chế độ chính sách pháp luật cũng như vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực quản lý an toàn đập (ATĐ), hồ chứa nước (HCN). Là người may mắn, có cơ hội làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thẩm tra, chủ trì phản biện một số dự án Thủy lợi, Thủy điện lớn của nước ta, xin phép được chia sẻ một số ý  kiến về nội dung bài báo thứ 3. Các ý kiến của tôi không phải đúng hoàn toàn nên rất mong mọi người có ý kiến bổ sung để giúp tránh ngộ nhận.

I.                    TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI BÁO

Bằng cách trích dẫn các lỗ hổng trong các văn bản pháp quy liên quan công tác quản lý an toàn đập Hồ chứa nước, đề xuất phương pháp xác định lưu lượng xả kiểm tra và mức nước đón lũ của tất cả các HCN ở nước ta, tác giả đã nêu MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, PHÂN CÔNG QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC HỒ CHỨA NƯỚC. Nội dung trình bày của tác giả gồm phần Tóm tắt và 6 phần diễn giải, lập luận cho phần tóm tắt của mình, cụ thể (đọc giả có thể bỏ qua mục  1 nầy nếu đã đọc bài báo của tác giả Nguyễn Anh Tuấn /Web/ Content.aspx?distid=5248 ):

           

TÓM TẮT:

 

Ở Phần tóm tắt, tác giả đưa ra 4 kết luận, cụ thể:

-     Pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về quản lý nguồn nước ở HCN;

-     Quy định hồ chứa thủy lợi phải có nhiệm vụ kết hợp cắt giảm lũ nhưng không quy định tương tự cho hồ chứa thủy điện. Tuy thu hút được đầu tư nhưng dẫn tới việc lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế đập, hồ chứa thủy điện có dung tích phòng lũ nhỏ hơn dung tích phòng lũ của hồ chứa thủy lợi và tổng dung tích phòng lũ của các hồ không đủ để đảm bảo an toàn về lũ cho vùng hạ du đập,.…

-     Pháp luật về thiết kế đập, HCN hiện hành chưa có quy định cụ thể phải bảo đảm an toàn về lũ cho vùng hạ du đập đến mức độ nào (bảo vệ mùa màng hay bảo vệ đô thị và các khu vực dân cư khác?). Quy định về vận hành điều tiết lũ dường như chỉ xét cho an toàn công trình hồ đập mà chưa xét đến kinh tế dân sinh ở hạ du.

-     Thực tế đó đòi hỏi áp dụng phương pháp mới thiết kế dung tích phòng lũ của hồ chứa theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mức bảo đảm an toàn về lũ được xác định cho vùng hạ du đập.

1.1             Các văn bản quy phạm pháp luật và những điều khoản quan trọng liên quan quản lý an toàn đập, hồ chứa nước:  tác giả trích dẫn các điều khoản liên quan quản lý an toàn đạp Hồ chứa nước từ các văn bản: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Thủy lợi, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khí tượng thủy văn và Luật Xây dựng. Các văn bản dưới luật liên quan gồm: Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (viết tắt là Nghị định 114/2008/NĐ-CP); Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước (viết tắt là Quyết định 05/2020/QĐ-TTg); Thông tư số 09/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

1.2             Những hạn chế, bất cập trong Luật Thủy lợi và văn bản dưới luật liên quan.

Tác giả đưa ra các hạn chế, bất cập trong luật Thủy lợi và các văn bản dưới luật liên quan, trong đó nhấn mạnh:

-     Luật Thủy lợi phân biệt hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện, sử dụng các cụm từ: “hồ chứa nước thủy lợi”; “hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi”; “hồ chứa nước thủy điện”; “liên hồ chứa phục vụ thủy lợi” là không phù hợp;

-     Điều 18 Luật Thủy lợi nói về đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước, nhưng chỉ yêu cầu thực hiện theo Điều 17, không có yêu cầu phải bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, trong đó có an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập là còn thiếu, chưa đầy đủ;

-     Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện (nhưng chưa thực hiện hết) quyền này khi ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông, trong đó quy định các hồ chứa thủy điện phải tham gia cắt, giảm lũ, kể cả khi đập chắn nước đó thuộc sở hữu tư nhân, và bất kể hồ chứa có dung tích phòng lũ là bao nhiêu.

-     Khoản 4, khoản 5 Điều 2 của Nghị định chỉ quy định mục đích chính của đập, hồ chứa thủy lợi là kết hợp cắt, giảm lũ mà không quy định tương tự đối với đập, hồ chứa thủy điện là thiếu thống nhất, dẫn tới đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có dung tích phòng lũ nhỏ hơn so với ở hồ chứa thủy lợi…. Việc cho phép có dung tích phòng lũ nhỏ hơn lại dẫn tới có sự nhân nhượng nhất định trong lập, trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện và vì thế các hồ chứa thủy điện không đảm bảo được an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập bằng các hồ chứa thủy lợi.

-     Sự thiếu thống nhất giữa Điều 17, Điều 18 Luật Thủy lợi và khoản 5 Điều 2, Điều 4, Điều 5 của Nghị định 114/2018/NĐ-CP so với khoản 7 Điều 2  Luật Thủy lợi dẫn tới việc nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập chưa được quy định một cách đầy đủ

-     Luật Thủy lợi, Nghị định 114/2018/NĐ-CP, Quyết định 05/2020/QĐ-TTg đều chưa quy định lưu lượng xả lũ xuống vùng hạ du đập theo quy trình phải bảo đảm an toàn về lũ đến mức độ nào (bảo vệ mùa màng hay bảo vệ đô thị và các khu vực dân cư khác) để có phương pháp tính toán thiết kế dung tích phòng lũ phù hợp cho đập, hồ chứa nước, là có hạn chế, bất cập

1.3             Những hạn chế, bất cập của pháp luật trong quản lý tài nguyên nước và phân công quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Tác giả cho rằng còn những hạn chế, bất cập của pháp luật trong quản lý tài nguyên nước và phân công quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, trong đó nhấn mạnh:

-     Chỉ khi trình, thẩm định quy trình vận hành liên hồ các cơ quan có trách nhiệm mới thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ở hồ chứa nước

-     Chưa xác định/tham mưu ban hành văn bản xác định cụ thể ai là chủ sở hữu nguồn nước trong hồ chứa nước và chưa quy định cách thức để chủ hồ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với nguồn nước từ hồ chứa nước là chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao, có phần buông lỏng trong quản lý

-     Điều 60 Luật Tài nguyên nước quy định về phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo chỉ quy định trong giai đoạn vận hành hồ chứa nước, các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du của hồ chứa nhưng không quy định tương tự đối với giai đoạn quy hoạch và giai đoạn đầu tư xây dựng là có thiếu sót  

-     Chính phủ quy định hồ chứa nước là công trình thủy lợi, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) quản lý quy hoạch thủy lợi và đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, quản lý về phòng chống thiên tai, giao Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông nhưng lại không giao cho Bộ NN&PTNT thẩm định, trình duyệt quy trình vận hành liên hồ mà lại giao cho Bộ Tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) là giao không đúng người, không đúng việc;

-     Ngành Điện lực không được giao quản lý lưu vực sông thì việc quy hoạch xây dựng các công trình năng lượng thủy điện phải dựa trên cơ sở quy hoạch xây dựng các hồ chứa nước của ngành Thủy lợi mới đúng;

-     Việc giao cho “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện là mâu thuẫn với quy định về phân loại công trình theo công năng sử dụng tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ

1.4             Tại sao phải bổ sung phương pháp tính toán thiết kế dung tích phòng lũ cho đập, hồ chứa nước theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập?

Tác giả đưa ra các lập luận cần thiết bổ sung phương pháp thiết kế dung tích phòng lũ cho đập, trong đó nhấn mạnh:

-     Việc tính toán các chỉ tiêu như lưu lượng xả lũ thiết kế, lưu lượng xả lũ kiểm tra … theo phương pháp thiết kế hiện hành không bị ràng buộc bởi yêu cầu bảo đảm an toàn về lũ cho vùng hạ du đập, dẫn tới tình trạng mực nước tại trạm thủy văn trên sông có thể lên trên mực nước báo động lũ cấp 2, vượt báo động lũ cấp 3, chạm hoặc vượt mức lũ lịch sử … được cho là điều bình thường, không ai có lỗi vì tất cả đều đã thực hiện theo đúng quy trình, quy định (chỉ ông trời là có lỗi!).

-     Theo tác giả việc chấp thuận này (hồ Dầu Tiếng được phép xả lũ với lưu lượng xả lũ thiết kế của hồ là 2.800 m3/s khi mực nước hồ Dầu Tiếng đạt đến 25,1 m mà lưu lượng đến hồ còn tiếp tục tăng) chỉ là xử lý tình thế, vì hồ Dầu Tiếng vốn không được thiết kế theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập;

-     Đấy là chỉ nói riêng về đập, hồ chứa nước. Mở rộng ra thì từ xưa đến nay, khi ông cha chúng ta và ngày nay chúng ta đắp đê là đã tính toán thiết kế theo mức đảm bảo an toàn về lũ cho vùng được bảo vệ phía trong đê.  

1.5             Phương pháp tính toán thiết kế dung tích phòng lũ cho hồ chứa nước theo lưu lượng xả lũ lớn nhất cho phép ứng với mục tiêu bảo đảm an toàn về lũ đã định cho vùng hạ du đập.