Như thế nào là đảm bảo an toàn về lũ, úng cho Thừa Thiên Huế?(Tham luận tại Hội thảo lấy ý kiến Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 - KS. White Lotus) [20-04-23]
21/04/2023 11:52
KS. Thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn
Hội Khoa học kỹ thuật Thủy lợi TP.HCM
Lời nói đầu Luật Tài nguyên nước năm 1998 viết: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường”. Tài nguyên nước ở Thừa Thiên Huế cực kỳ dồi dào, vào loại bậc nhất cả nước, nhưng hậu quả về lũ lụt do nước gây ra ở tỉnh cũng cực kỳ nghiêm trọng, vào loại nhất nhì cả nước: “Tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình hẹp và dốc, hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho toàn lưu vực. Theo số liệu thống kê, trung bình hàng năm, trên sông Hương có 3,5 trận lũ lớn hơn hoặc bằng báo động II, năm nhiều nhất có 7 trận, năm ít nhất có 1 trận, trong đó có 36% trận lũ lớn và đặc biệt lớn. Những năm có hiện tượng Lanina số đợt lũ và đỉnh lũ lớn hơn rất rõ rệt. Trong những năm gần đây tình hình thiên tai ở Thừa Thiên Huế không giảm mà có chiều hướng tăng lên cả về cường độ và tần suất cũng như thiệt hại vật chất dưới tác động của biến đổi khí hậu”[1].
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1261QĐ-TTg ngày 19/10/2022 đặt mục tiêu: Đến năm 2045 Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á và yêu cầu: “Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt hợp lý cho các đô thị và các khu vực xây dựng khác; đảm bảo an toàn về lũ, úng; phòng tránh các hiểm họa thiên tai... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Mục tiêu đó, yêu cầu đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
1. Như thế nào là “đảm bảo an toàn về lũ, úng”?
a) Lũ, úng là gì?
Chúng ta biết răng lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ dâng lên làm tràn ngập một vùng đất. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống. Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn bờ gây ngập ở các cùng trũng thấp hoặc tràn qua đê, đập hoặc gây vỡ đê, đập làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê, đập bảo vệ. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Ngập mà nước không thoát đi được hoặc thoát chậm thì gọi là úng (ngập úng) … Tất cả đều là thiên tai và theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai, cần được chủ động phòng ngừa.
b) Kiểm soát lũ, úng như thế nào?
Báo cáo phân kỳ đầu tư Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 8/2015), Bộ NN&PTNT khẳng định:
“Để khắc phục tình trạng ngập úng chúng ta có 3 đối tượng cần kiểm soát: Kiểm soát nước mưa; Kiểm soát nước lũ; Kiểm soát nước triều.
Để kiểm soát nước mưa chúng ta cần có một hệ thống tiêu thoát tốt, quản lý hệ thống tốt, ý thức bảo vệ công trình của cộng đồng cao. Song việc kiểm soát nước mưa không thể làm riêng rẽ, độc lập với việc kiểm soát lũ, kiểm soát triều, vì toàn bộ nước mưa trên vùng đô thị cuối cùng đều phải thoát xuống các bể tiêu là kênh rạch bao quanh (đang chịu ảnh hưởng của những biến động do triều). Một nguyên tắc cơ bản trong tiêu thoát phải tuân thủ nữa là thoát dưới trước - trên sau[2].
Triều và lũ là nước ngoại lai, nên kiểm soát từ xa (dễ đạt hiệu quả hơn). Đối với lũ, chúng ta đã và sẽ có hàng loạt hồ chứa phía thượng lưu trên sông lớn. Việc kiểm soát lũ đã thực hiện được từng phần (thông qua dung tích siêu cao), song chúng ta còn phải phấn đấu để làm giảm nhỏ hơn nữa lưu lượng xả xuống hạ lưu (Qxả). Hiện tại lưu lượng xả cho phép từ các công trình còn là mối đe dọa tiềm ẩn đối với thành phố”.
Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn là để điều hòa nguồn nước, giữ lại lượng nước dư thừa mùa lũ, trữ nước trong hồ dành để dùng trong mùa khô cho các mục tiêu dân sinh kinh tế khác nhau, nhưng cũng có tác dụng điều tiết cắt giảm lũ cho vùng hạ du đập. Đây là biện pháp chủ động phòng ngừa, nhưng còn hạn chế về mức độ như trên đã dẫn. Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương ban hành kèm theo Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định: Trong mùa lũ phải vận hành đảm bảo an toàn tuyết đối cho các đập, hồ chứa nước trên lưu vực, góp phần giảm lũ cho hạ du và đảm bảo hiệu quả cấp nước, phát điện và dòng chảy tối thiểu trên sông. Chỉ góp phần giảm lũ, chưa cắt lũ hoàn toàn, lưu lượng xả cho phép từ các công trình còn là mối đe dọa tiềm ẩn cho vùng hạ du … là tình trạng chung của các đập, hồ chứa nước hiện nay.
Gần đây nhất, đợt mưa lũ từ 10-15/10/2022 làm nhiều di tích, tuyến đường ở trung tâm TP Huế ngập sâu 0,5 - 1,0m. Lúc đó đỉnh lũ trên sông Bồ (trạm Phú Ốc) là 5,0m, vượt báo động III 0,5m, gần bằng đỉnh lũ lịch sử năm 1999 (5,18m) và 2020 (5,24m); trên sông Hương (trạm Kim Long) là 3,96m (vượt báo động III 0,46m), kém đỉnh lũ năm 2020 (4,17m) 21cm và kém đỉnh lũ lịch sử năm 1999 (5,81m) 1,85m.
Có thể nói: Mặc dù ở đây, ở vùng thượng nguồn sông Hương này, Nhà nước đã đầu tư, đã kêu gọi đầu tư, đã thực hiện rất nhiều công việc nhằm đảm bảo an toàn về lũ trên sông Hương cho nhân dân Thừa Thiên Huế, kể cả gian nan tìm kiếm cứu nạn sau lũ hàng năm trời, nhưng phải nhìn nhận rằng từng ấy vẫn chưa đủ! Phải đọc các thông tin, báo cáo về tình hình mưa lũ gây chết người, thiệt hại về tài sản ở Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2009 - 2022 mới thấy hết mức độ trầm trọng đến xót xa của tình trạng này (xin xem thêm Phần phụ - Thiệt hại do lũ ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2022 kèm theo cuối bản tham luận).
Câu hỏi cần đặt ra ở đây là: “Vận hành các hồ Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch trên hệ thống sông Hương, xây dựng hồ Ô Lâu Thượng trên sông Ô Lâu như thế nào để đảm bảo an toàn về lũ cho Thừa Thiên Huế?”.
c) Như thế nào là “đảm bảo an toàn về lũ” ở Thừa Thiên Huế?
Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Môi trường trong lành trong trường hợp này - đối với Thừa Thiên Huế - được hiểu là không bị đe dọa bởi lũ lụt. Tổng diện tích lưu vực các con sông ở Thừa Thiên Huế lên tới 4.195km2, chiếm gần 85,6% diện tích tự nhiên của tỉnh (trong đó riêng hệ thống sông Hương có diện tích lưu vực 2.830 km2, chiếm tới 3/5 tổng diện tích lưu vực). Ở hầu hết các lưu vực đã được xây đập, hồ chứa nước, chỉ còn hồ Ô Lâu Thượng đang lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Như vậy, đảm bảo an toàn về lũ ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là đảm bảo an toàn về xả lũ theo quy trình cho vùng hạ du đập.
d) Như thế nào là “đảm bảo an toàn về úng” ở Thừa Thiên Huế?
Ngập có thể do mưa tại chỗ, do lũ từ thượng nguồn đổ về, do thủy triều, do nước biển dâng do bão. Ngập mà nước không thoát đi được hoặc thoát chậm thì gọi là úng (ngập úng)[4]. “Đảm bảo an toàn về úng” ở Thừa Thiên Huế là tổng hợp tất cả các giải pháp để dẫn nước thoát ra biển nhanh hơn, bao gồm: tháo dỡ bớt các vật cản ở đồng bằng; tăng cường, mở rộng khẩu độ các cửa thoát lũ trên Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và nghiên cứu giải pháp tăng cường tháo lũ từ Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ra biển…
Hiện trạng và giải pháp đã được nêu tương đối đầy đủ ở Tài liệu Thuyết minh của Tư vấn, ở đây chỉ bổ sung thêm vấn đề nêu tại Mục 6 phía dưới.
2. Lựa chọn mức đảm bảo an toàn về lũ cho vùng hạ du đập?
Yêu cầu về mức bảo đảm an toàn về xả nước đối với vùng hạ du đập, hồ chứa nước lần đầu tiên được Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra đối với hồ Dầu Tiếng, liền được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận đưa vào Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai tại Quyết định số 1892/QĐ-TTG ngày 20/10/2014 với nội dung: “phải đảm bảo lưu lượng xả về hạ du không vượt quá 200 m3/s” trong mọi trường hợp, trừ khi “mực nước hồ Dầu Tiếng đạt đến +25,1 m mà lưu lượng đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình” (khi đó được phép xả tối đa bằng lưu lượng xả lũ thiết kế của hồ là 2.800 m3/s).
Quyết định này có nguồn gốc sâu xa từ hồi lập Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, được Thủ tướng Chính phủ ohee duyệt tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008, trong đó quy định biện pháp chống lũ cho vùng hạ du các đập, hồ chứa nước phía trên Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: “Bổ sung nhiệm vụ điều tiết lũ, hoàn thiện quy trình vận hành của các hồ chứa để bảo đảm an toàn và kiểm soát lũ tạo thuận lợi để chống ngập cho vùng hạ du”; và “Phối hợp vận hành xả lũ các hồ: Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa và các hồ khác ở thượng lưu có xét đến chế độ thủy triều đoạn cửa sông”.
Ở lần thứ hai này, khác với lần trước (chỉ ở mức độ “tạo thuận lợi”), Thủ tướng Ch