Hội thảo : “Vận hành hồ chứa-Thực tiễn và thách thức vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng qua cơn bão số 3”

18/11/2024 16:21

113

Tổng hợp ý kiến trong Hội thảo về

Vận hành hồ chứa sau cơn bão số 3

Sau cơn bão số 3 (Yagi) xảy ra trong các ngày 8-12/9/2024, Thủ tướng chính phủ đã có Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm làm tốt công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Trong đó có nội dung “rà soát tổng thể, điều chỉnh các quy trình liên hồ chứa các hồ nước trên cơ sở cập nhật, tính toán, xem xét đầy đủ, toàn diện các tình huống bất thường, khẩn cấp... tăng cường năng lc dbáo, cnh báo thiên tai, bão lũ để kp thi trin khai các gii pháp phòng, chng, ng phó phù hp... xây dng h thng thông tin cnh báo thiên tai phc v công tác ch đạo, điu hành...”.

Ngày 29/10/2024 Cục Đê điều và Phòng chống thiên tai phối hợp với Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Vận hành hồ chứa-Thc tin và thách thcvận hành liên hồ chứa trên sông Hồng qua cơn bão số 3”. Đến dự Hội thảo (trực tiếp và trực tuyến) có các cơ quan, đơn vị và các nhà khoa học đến từ các cơ quan, đơn vị sau:

- Đại diện các cơ quan chuyên môn quản lý an toàn đập đến an toàn đập thuộc các Bộ chuyên ngành có liên quan như: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thủy lợi), Bộ Công thương (Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Tài nguyên nước), Bộ KH&CN (Văn phòng Hội đồng tư vấn an toàn đập trên bậc thang Sông Đà).

- Đại diện Liên hiệp các Hội KHKTVN, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Thủy lợi Việt Nam.

- Các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3: Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,..

- Các chủ đập thủy điện lớn trên hệ thống Sông Hồng: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Thác Bà …

- Các cơ quan, đơn vị chuyên môn: Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, Trường ĐH Thủy lợi, Viện Quy hoạch thủy lợi, Viện nghiên cứu Tài nguyên nước (Bộ TN&MT), Công ty Tư vấn thiết kế điện 1, Công ty KIV-WeatherPlus (Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dự báo và ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa),…

- Các chuyên gia thủy công, thủy văn, thủy lực,… trong nước và quốc tế.

Hội thảo đã nghe trình bày 05 báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty Thủy điện Thác Bà, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi, Công ty KIV-WeatherPlus. Hội thảo cũng đã nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu có mặt và từ các đầu cầu. Các báo cáo đã trình bày số liệu thực tiễn vận hành hồ chứa lớn trên hệ thống Sông Hồng, những khó khăn và thách thức trong việc vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn cho công trình và bảo đảm an toàn cho đồng bằng sông Hồng trong những ngày từ 09-12/9/2024.

Tổng hợp ý kiến trong Hội thảo như sau:

1- Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền. Bão số 3 đã duy trì cấp độ siêu bão trong thời gian rất dài (khoảng 30 giờ) và thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (hơn 12 giờ). Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, ngập úng diện rộng; Lưu lượng đến hồ Thác Bà và hồ Tuyên Quang ở mức rất lớn, mực nước hồ chứa lên rất nhanh, chuyển sang tình huống báo động và xả lũ hết khả năng thiết kế. Lũ trên một số sông đã tăng cao trên mức lũ lịch sử, tại Hà Nội đạt mức Báo động III.

Qua cơn bão số 3 cho thấy cần phải đánh giá lại tổng thể Quy hoạch phòng chống lũ sông Hồng và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng. Cần lấy mục tiêu bảo đảm an toàn cho hạ du, an toàn cho hệ thống đê điều vùng đồng bằng làm ưu tiên, tính đến Biến đổi khi hậu và xả lũ của các hồ chứa ngoài lãnh thổ.

Vận hành hồ chứa trên sông Hồng đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, hạn chế tác hại do nước gây ra đối với toàn bộ vùng đồng bằng trong đó có thủ đô Hà Nội. Vấn đề này liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phương, được chế tài bởi nhiều bộ Luật: Luật tài nguyên nước, Luật phòng chống thiên tai,… Tuy nhiên, còn một số tồn tại, chồng chéo cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

2- Tổng hợp các ý kiến trong Hội nghị

2.2- Về Quy hoạch phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng

Quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình ban hành kèm theo theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ (và QĐ số 429/QĐ-TTg năm 2023 sửa đổi bổ sung một số điều của QĐ số 257) cần sửa đổi quy định về thời kỳ lũ, tổ hợp lũ và ảnh hưởng của dòng chảy xuyên biên giới.

Quan hệ lưu lượng, mực nước, độ dốc thủy lực của dòng chảy trên sông Hồng có sự thay đổi qua quan trắc trong trận lũ do bão số 3 gây ra. Cần tiến hành cập nhật và có đề xuất trong việc quy hoạch bãi sông, đánh giá an toàn hệ thống đê điều.

2.3- Đối với Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Hồng ban hành theo Quyết định số 740/2019/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Quy trình 740/2019) các ý kiến góp ý trong Hội thảo đề nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường:

2.3.1- Thay đổi thời kỳ lũ cho phù hợp với thực tế và QCQG 02:2022/BXD

Thời kỳ lũ quy định trong Quy trình 740/2019 không giống với thời kỳ lũ quy định trong QCQG 02:2022/BXD

2.3.2- Không cứng nhắc quy định MN đón lũ: QT 740/2019 quy định MN đón lũ trong các thời kỳ lũ của các hồ

Việc quy định cứng nhắc như vậy đã làm mất tính chủ động của các chủ hồ, trong một số trường hợp đã gây tổn thất sản lượng điện và gây nguy cơ mất an toàn đập.

2.3.3- Các hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát nằm trên lưu vực sông Đà, hồ Tuyên Quang trên lưu vực sông Lô, hồ Thác Bà trên lưu vực sông Thao nên có sự khác nhau về đặc điểm khí tượng, thủy văn, đặc biệt ảnh hưởng của việc vận hành hồ chứa ngoài lãnh thổ. Vì vậy, vận hành mùa lũ nên quy định riêng theo từng lưu vực. Đặc biệt Tổng cục Khí tượng thủy văn cần tăng cường cung cấp thông tin dự báo xả lũ hồ chứa từ phía Trung Quốc.

2.4         Đối với hồ thủy điện Thác Bà

Đập thủy điện Thác Bà được xây dựng gần 50 năm, rủi ro cho hạ du ở mức cao và đã được cảnh báo, năm 2002 tư vấn đã có đề xuất phải làm tràn sự cố nhưng không triển khai xử lý. Vì vậy, trong cơn bão số 3 đập đứng trước thử thách nghiêm trọng. Đối với hồ chứa Thác Bà, ngoài việc sửa đổi quy trình vận hành đơn hồ và liên hồ chứa thì việc làm thêm tràn sự cố hoặc mở rộng tràn chính là hết sức cần thiết.

2.5         Về một số vấn đề liên quan khác

-  Trong giai đoạn xây dựng, các đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam được thiết kế theo QCVN 04:05 (trước đây là TCXD 285/2002) chưa quan tâm đúng mức việc bảo đảm an toàn cho hạ du . Giai đoạn vận hành phải tuân theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP, trong đó Điều 25 yêu cầu phải xây dựng Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, Điều 27 yêu cầu phải xây dựng Bản đồ ngập lụt. Tuy nhiên, qua cơn bão số 3 cho thấy việc thực hiện các quy định pháp luật còn nhiều tồn tại cần phải được chỉnh đốn.

-  Mô hình chỉ đạo và triển khai ứng phó tình huống khẩn cấp ở đập, hồ chứa qua cơn bão số 3 cho thấy cần phải được đánh giá, rút kinh nghiệm. Hiện đang thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm ra quyết định vận hành và thiếu tổ chức tư vấn để hỗ trợ tính toán các kịch bản vận hành liên hồ chứa theo diễn biến thực tế. Mô hình xã hội hóa cung cấp dự báo khí tượng thủy văn và ra quyết định vận hành cho một lưu vực cụ thể được phát triển ở nhiều nước, ở Việt Nam đã bước đầu thực hiện thành công nhưng còn vướng về thể chế (tiêu chuẩn, định mức, nguồn kinh phí. ..).

3. Một số kiến nghị rút ra qua Hội thảo

Cần tiếp tục sửa đổi Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Về lâu dài cần ban hành Luật An toàn đập như đa số các nước đã làm.

Rà soát, làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quản lý an toàn đập từ Trung ương đến địa phương và các chủ quản lý đập.

Cần tăng cường chất lượng dự báo khí tượng thủy văn của các cơ quan nhà nước, phát triển mô hình các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung cấp dự báo và ra quyết định vận hành hồ chứa, liên hồ chứa.

Qua hội thảo này, Hội Đập lớn cần có ý kiến bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiến nghị các vấn đề nhằm tăng cường bảo đảm an toàn đập, an toàn hạ du cho vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung.