Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. [29/6/07]
28/06/2007 17:22
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày Ngày 21/6/2007 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Quy hoạch này nhằm mục tiêu : xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế; xã định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng địa phương thuộc hệ thông sông Hồng, sông Thái Bình; làm cơ sở để lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết thuộc phạm vi quản lý của địa phương; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan của các Bộ, ngành, địa phương.
Phạm vi quy hoạch bao gồm các tỉnh, thành phố có đê thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình là Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và các tỉnh thượng nguồn của hệ thống hai sông này.
Tiêu chuẩn phòng, chống lũ giai đoạn 2007-2012 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 250 năm (tần suất 0,4%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 42.600m3/s; giai đoạn 2010-2015 bảo đảm chống lũ có chu kỳ 500 năm (tần suất 0,2%), lưu lượng tương ứng tại Sơn Tây 48.500 m3/s. Tiêu chuẩn phòng lũ đối với hệ thống đê, tại Hà Nội bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,4 m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 20.000 m3/s; tại Phả Lại bảo đảm chống được lũ tương ứng với mực nước sông Thái Bình tại trạm Phả Lại là 7,2 m. Đối với hệ thống đê điều các vùng khác bảo đảm chông được lũ tương ứng với mực nước sông Hồng tại trạm Long Biên là 13,1 m; Phần lưu lượng vượt quá khả năng trên được sử dụng các giải pháp khác như : điều tiết hồ chứa, phân lũ, chậm lũ, cải tạo lòng sông thoát lũ...
Các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm : điều tiết các hồ chức cắt giảm lũ; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều; cái tạo lòng dẫn tăng khả năng thoát lũ; thực hiện phân lũ, chậm lũ; tràn qua các đường tràn cứu hộ và có giải pháp bảo đảm an toàn đê trong trường hợp tràn toàn tuyến; tổ chức cứu hộ đê và cứu hộ đê điều.
(theo Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT)