Báo cáo công tác quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy lợi (2024)

25/11/2024 08:14

97

BÁO CÁO

Công tác quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi

(tài liệu phục vụ hội nghị Quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi tại Hà Nội, ngày 13/11/2024)

 

Hồ chứa thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, những năm qua nhiều hồ chứa được đầu tư xây dựng mới cũng như sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn, công tác quản lý vận hành hồ chứa được chú trọng từ Trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường của thời tiết, đặc biệt qua đợt mưa lũ do ảnh hưởng của Bão số 3 (Yagi) vừa qua, những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý vận hành hồ đã được quan tâm trước đây cần tiếp tục được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. Cục Thuỷ lợi báo cáo công tác quản lý, vận hành  hồ chứa thủy lợi gồm các nội dung: (i) Thực trạng công tác quản lý, vận hành hồ chứa thuỷ lợi và những thách thức thời gian qua; (ii) Giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hồ chứa thuỷ lợi thời gian tới, cụ thể như sau:

PHẦN I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI

I. TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA THUỶ LỢI Ở VIỆT NAM

1. Số lượng hồ, phân loại

1.1. Số lượng, phân loại theo dung tích hồ và chiều cao đập

Theo quyết định phân loại hồ chứa của các địa phương và rà soát của Cục Thủy lợi, hiện cả nước đã xây dựng được 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi, trong đó có 592 đập dâng có chiều cao trên 5m và 6.723 hồ chứa với tổng chiều dài đập khoảng 1.182 km, tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3. Phân loại hồ theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

Phạm vi

Số lượng hồ chứa

Hồ có cửa van

Tổng số hồ

Trong đó

Hồ quan trọng đặc biệt

Hồ lớn

Hồ vừa

Hồ nhỏ

Cả nước

6.723

4

896

1.540

4.283

213

KV Bắc Bộ

2495

0

326

487

1682

27

KV Bắc Trung Bộ

2323

3

160

404

1756

51

KV Nam Trung Bộ

521

0

180

126

215

90

KV Tây Nguyên

1252

0

189

465

598

40

KV Nam Bộ

132

1

41

58

32

5

1.2. Phân loại hồ theo dung tích

Theo thống kê đến tháng 10/2024, tổng dung tích thiết kế của các hồ chứa thuỷ lợi là 15,2 tỷ m3, trong đó:

- Hồ quan trọng đặc biệt: 4 hồ (Cửa Đạt 1,065 tỷ m3, Ngàn Trươi 775,7 triệu m3, Tả Trạch 420 triệu m3, Dầu Tiếng 1,580 tỷ m3);

- Hồ lớn (dung tích từ 3 triệu m3 trở lên): 319 hồ;

- Hồ vừa (dung tích từ 500.000 m3 đến dưới 3 triệu m3): 1.202 hồ;

- Hồ nhỏ (dung tích dưới 500.000 m3): 5.198 hồ.

Thời gian qua, một số hồ chứa được đo lại đường đặc tính lòng hồ và xác định dung tích thực tế ứng với MNDBT: Hồ Cửa Đạt 1,122 tỷ m3 (tăng 57 triệu m3, 5%), hồ Tả Trạch 486 triệu m3 (tăng 66 triệu m3, 15%), Đá Bàn 123,6 triệu m3 (tăng 48,6 triệu m3, 39%).

Dung tích hồ chứa nêu trên là dung tích xác định ứng với mực nước dâng bình thường (MNDBT). Theo quy định tại QCVN 04:05:2022/BNNPTNT: Dung tích toàn bộ là phần dung tích của hồ chứa, được xác định đến mực nước lũ thiết kế; theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, phân loại hồ theo dung tích toàn bộ. Như vậy, cần có rà soát cập nhật để thống nhất giữa quy định pháp luật và thực tiễn.

1.3. Phân loại hồ theo kết cấu đập tạo hồ

Đa phần các đập tạo hồ chứa thuỷ lợi là đập đất (6.706 hồ);

1 hồ mà đập chính tạo hồ là đập đá đổ bản mặt bê tông (Cửa Đạt); dung tích trên 1 tỷ m3;

6 hồ mà đập chính tạo hồ là đập bê tông đầm lăn; 10 hồ mà đập chính tạo hồ là đập bê tông trọng lực; dung tích 16/16 hồ đều trên 3 triệu m3.

2. Các nhiệm vụ của hồ chứa thuỷ lợi

Các hồ chứa thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu.

2.1. Về cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

Theo thống kê đến tháng 12/2020, các hồ chứa thuỷ lợi của cả nước tạo nguồn nước tưới cho khoảng 1,1 triệu ha đất nông nghiệp, cấp khoảng 1,5 tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp.

2.2. Về nhiệm vụ cắt, giảm lũ

Các hồ chứa thuỷ lợi có dung tích phòng lũ lớn (trong đó: Cửa Đạt 385 triệu m3, Ngàn Trươi 172 triệu m3, Tả Trạch 208 triệu m3, Dầu Tiếng 557 triệu m3,...), vì vậy chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cắt, giảm lũ cho hạ du, điển hình như các trận lũ tháng 9/2024 do ảnh hưởng của Bão số 3, Bão số 4 năm 2024:

 

- Hồ Núi Cốc: Từ ngày 6 ¸ 13/9, lượng mưa trung bình trên lưu vực khoảng 250mm; tổng lượng dòng chảy về hồ đạt 133 triệu m3 (trong đó từ 6 ¸ 9/9 là 62 triệu m3) đỉnh lũ đạt 636 m3/s (vào lúc 3 giờ  ngày 9/9); hồ chỉ xả lớn nhất 300 m3/s (lúc 16 giờ ngày 10/9 ¸ 16 giờ ngày 11/9), giữ lại lượng nước 46 triệu m3, chiếm 74% tổng lượng nước về hồ (từ ngày 6 ¸ 9/9);

- Hồ Cấm Sơn: Từ ngày 6 ¸ 12/9, lượng mưa trung bình trên lưu vực khoảng 250mm; tổng lượng dòng chảy về hồ đạt 144 triệu m3 (trong đó từ 6 ¸ 8/9 là 71 triệu m3), đỉnh lũ đạt 2.771 m3/s (vào lúc 6 giờ 39 ngày 8/9); hồ chỉ xả lớn nhất 137 m3/s (lúc 19 giờ 51 ngày 8/9), giữ lại lượng nước 62 triệu m3, chiếm 87% tổng lượng nước về hồ (từ ngày 6 ¸ 8/9);

- Hồ Cửa Đạt: Đợt lũ từ ngày 6 ÷ 13/9, lượng mưa trung bình trên lưu vực hồ Cửa Đạt từ 223 - 371mm; tổng lượng dòng chảy về hồ đạt khoảng 212 triệu m3; hồ đã giữ được 182 triệu m3 (tương đương 86% lượng nước về hồ); đợt lũ từ ngày 19 ÷ 25/9, lượng mưa trên lưu vực hồ từ 240÷340mm, tổng lượng nước về hồ 730 triệu m3, hồ đã giữ được 165 triệu m3 (tương đương 22,8% lũ về hồ).

2.3. Nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, các hồ chứa thuỷ lợi hiện nay còn có nhiệm vụ phục vụ khai thác đa mục tiêu: Cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch…

3. Phân cấp và phân giao quản lý đập, hồ chứa

3.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ

Với 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt Cửa Đạt, Ngàn Trươi, Tả Trạch, Dầu Tiếng (trong đó Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia), Bộ giao cho các đơn vị trực thuộc quản lý: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Dầu Tiếng Phước Hòa quản lý khai thác hồ Dầu Tiếng; Công ty TNHH MTV KTTL Cửa Đạt quản lý hồ Cửa Đạt, Ngàn Trươi; Công ty TNHH MTV KTTL Tả Trạch quản lý hồ Tả Trạch;

Với 9 hồ chứa thủy lợi liên tỉnh (Ia Mơr, Cấm Sơn, Núi Cốc, Sông Ray, Đại Lải, Cầu Mới, Suối Giai, Kim Sơn, Bầu Nhum), Bộ giao Công ty TNHH MTV KTTL Tả Trạch và phân cấp cho các địa phương quản lý 8 hồ chứa còn lại theo Thông tư 03/2022/TT-BNNPTNT ngày 16/6/2022.

3.2. Tại các địa phương

 63 đơn vị cấp tỉnh (57 Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, 3 Ban và 3 Trung tâm QLKT CTTL) quản lý khai thác 2.318 hồ chứa lớn, vừa và nhỏ (chiếm 34%). Các đơn vị cấp huyện, xã quản lý khai thác 4.188 hồ chứa (chủ yếu là hồ nhỏ, chiếm 64%). Tổng công ty Cà phê Việt Nam quản lý 85 hồ vừa và nhỏ nằm ở khu vực Tây Nguyên...

Hiện cả nước có 786/896 hồ chứa thủy lợi lớn, chiếm 88% số hồ được giao cho các đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh quản lý khai thác phù hợp với quy định pháp luật. Một số tỉnh chưa thực hiện bàn giao như: Tuyên Quang 16/23, Quảng Nam 7/22, Quảng Ngãi 7/24,...

 

4. Hiện trạng công trình và việc thực hiện quy định pháp luật

Được sự quan tâm của Chính phủ cũng như nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa đảm bảo an toàn. Theo báo cáo của các địa phương và kiểm tra rà soát của Cục Thuỷ lợi:

4.1. Hồ do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý và phân cấp cho UBND cấp tỉnh quản lý

4.1.1. Về hiện trạng công trình, lòng hồ và hạ du đập:

Các hư hỏng xuống cấp của công trình: Ngoại trừ hư hỏng tại hồ Ngàn Trươi (đường quản lý vận hành) chưa có kinh phí để sửa chữa nâng cấp, hư hỏng tại các hồ còn lại đã có kế hoạch sửa chữa;

Vấn đề các hộ dân sinh sống, sản xuất trong lòng hồ Núi Cốc cần có giải pháp căn cơ, lâu dài, trong đó phải bố trí kinh phí cho việc cắm mốc phạm vi bảo vệ....;

Hạ du các hồ Cửa Đạt, Tả Trạch, Ia Mơr, Cấm Sơn, Kim Sơn: 4 hồ chứa Cửa Đạt (2018), Ia Mơr (2018), Cấm Sơn (2008), Kim Sơn (2008) đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du, còn lại 1 hồ chứa (Tả Trạch) chưa được xây dựng bản đồ ngập lụt và chưa được đánh giá năng lực thoát lũ;

Hạ du hồ Dầu Tiếng: Theo kết quả tính toán thuỷ lực và xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ Dầu Tiếng kịch bản xả 1000m3/s tương ứng tần suất 5%, các công trình đê bao hiện trạng 2 bên bờ không còn đảm bảo khả chống lũ chính vụ.

4.1.2. Việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:

Kiểm định an toàn đập: Hồ Ngàn Trươi, Ia Mơr đã đến hạn kiểm định lần đầu nhưng chưa có kinh phí để thực hiện.

Việc lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước – giải pháp quan trọng để theo dõi, đánh giá mức độ an toàn công trình hiện còn rất hạn chế: 5 hồ đã được lắp đặt nhưng chưa hoàn thiện, hoặc hư hỏng cần nâng cấp (Cửa Đạt, Tả Trạch, Cấm Sơn, Kim Sơn, Dầu Tiếng); 5 hồ đã thực hiện (Ngàn Trươi, Ia Mơr, Núi Cốc, Cầu Mới, Sông Ray); 1 hồ đang thực hiện (Đại Lải); 2 hồ chưa thực hiện (Bàu Nhum, Suối Giai). Các tồn tại này cần được khắc phục thời gian tới.

Quy trình vận hành (QTVH): QTVH hồ Suối Giai (ban hành năm 1994), Cửa Đạt (ban hành năm 2014) cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung.

Bản đồ ngập lụt hạ du và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp: Hồ Tả Trạch chưa có bản đồ ngập lụt để xây dựng phương án ứng phó; hồ Núi Cốc đã xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng số liệu về dân cư vùng hạ du trong bản đồ mới có đến năm 2016.

Mốc phạm vi bảo vệ: Hồ Núi Cốc chưa được cắm mốc phạm vi bảo vệ lòng hồ.

4.2. Hồ do địa phương quản lý

4.2.1. Đối với hồ chứa mà đập tạo hồ là đập đất:

a) Về công trình:

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa bị hư hỏng nặng (43 hồ lớn, 95 hồ vừa, 202 hồ nhỏ) chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp. Các hư hỏng có thể kể đến: (i) Đập đất: Thấm lớn qua thân, nền, vai đập (103/340 hồ, chiếm 30%), sạt, trượt mái đập (250/340 hồ, chiếm 74%), nứt ngang, dọc đập (34/340 hồ, chiếm 10%); (ii) cống lấy nước: Hỏng thân cống (122/340 hồ, chiếm 36%), mang cống bị thấm (89/340 hồ, chiếm 26%), hư hỏng tiêu năng (34/340 hồ, chiếm 10%); (iii) Tràn xả lũ: Lớp gia cố bị bong tróc, nứt vỡ (90/340 hồ, chiếm 27%), bể tiêu năng bị vỡ, xói (72/340 hồ, chiếm 21%). Các tỉnh có nhiều hồ chứa hư hỏng nặng gồm: Hoà Bình 43 hồ, Hà Tĩnh 45 hồ, Nghệ An 36 hồ, Quảng Trị 25 hồ, Quảng Bình 21 hồ,....

Sau Bão số 3 và mưa lũ sau bão, số công trình hư hỏng nặng phát sinh:

- Hồ hư hỏng nặng trước lũ tiếp tục phát sinh thêm hư hỏng: 39/340 hồ;

- Hồ hư hỏng nặng phát sinh sau mưa lũ: 68 hồ.

Tổng hợp tình hình hồ hư hỏng nặng sau lũ: Cả nước còn 408 hồ chứa bị hư hỏng nặng (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ) chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp. Các tỉnh có nhiều hồ chứa hư hỏng nặng gồm: Hoà Bình 61 hồ (tăng 18 hồ so với trước lũ), Hà Tĩnh 45 hồ, Nghệ An 36 hồ, Quảng Trị 25 hồ, Quảng Bình 21 hồ,...

b) Về lòng hồ và vùng hạ du đập:

Hầu hết các đập, hồ chứa được xây dựng trước năm 2003, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du hồ chứa, nhiều hồ chứa chỉ giải phóng mặt bằng đến cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT), chưa giải phóng mặt bằng lòng hồ đến cao trình mực nước lớn nhất thiết kế (MNLNTK); việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn hồ chứa chưa tốt, vẫn xảy ra nhiều vụ vi phạm như xây nhà, trồng cây,… làm giảm không gian chứa và khả năng thoát lũ của một số hồ chứa.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn như hồ Núi Cốc, hồ Vực Mấu, hồ Ayun Hạ, Ia Ring, hồ Dầu Tiếng,... đã bị xâm lấn, dòng chảy bị co hẹp, không đảm bảo khả năng thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ.

Việc chưa giải phóng mặt bằng lòng hồ đến cao trình MNLNTK, trong khi các hoạt động dân sinh vẫn diễn ra trong khu vực lòng hồ (từ MNDBT đến MNLNTK) tạo áp lực cho công tác vận hành hồ chứa.

c) Việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi:

Một số nhiệm vụ được thực hiện khá tốt, như: Kiểm tra, báo cáo hiện trạng công trình 100%; đăng ký an toàn đập 86%; quy trình vận hành cửa van 100%; phương án ứng phó thiên tai 78%...

Tuy nhiên, tình hình thực hiện các quy định còn hạn chế do nhiều địa phương chưa bố trí đủ kinh phí để tổ chức thực hiện, tập trung ở nhóm hồ vừa và nhỏ, như: Phương án bảo vệ 48%; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp 28%; kiểm định an toàn 9%; quy trình vận hành 28%; lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng 17%; lắp đặt thiết bị và quan trắc công trình 10%; lắp thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du 17%; bảo trì sửa chữa nâng cấp 27%; xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du 5%.

Về thành lập Hội đồng tư vấn an toàn đập cấp tỉnh: Hiện tại có 38/45 tỉnh đã thực hiện (chiếm 82%), còn 6 tỉnh cần sớm thực hiện (Hải Dương, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Quảng Nam, Tây Ninh).

4.2.2. Đối với hồ chứa mà đập tạo hồ là đập bê tông (đầm lăn, trọng lực):

a) Về công trình:

 

Hồ Định Bình: Quan trắc ứng suất đập bị hỏng sau 01 năm vận hành; xuất hiện vết nứt tại khoang số 13, vuông góc với tuyến đập nhìn từ phía hạ lưu, chiều rộng lớn nhất khoảng 3mm, qua theo dõi nhiều năm không thấy phát triển thêm;

Hồ Chiềng Dong: Hệ thống quan trắc, giám sát vận hành hồ chứa đang bị lỗi các thông số hiển thị không đúng so với thực tế vận hành.

b) Việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi: Cơ bản 16/16 hồ được thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định; nội dung cần quan tâm thực hiện thời gian tới là phương án bảo vệ (hồ Nước Trong, tỉnh Quảng Ngãi và hồ Sông Lũy, tỉnh Bình Thuận chưa được lập phương án).

5. Thực trạng công tác vận hành hồ chứa thuỷ lợi

Điều 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:

- Nội dung chính của quy trình vận hành hồ chứa nước trong đó bao gồm các nội dung quy định cụ thể về vận hành hồ chứa nước trong mùa lũ, mùa kiệt trong trường hợp bình thường và trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm nguồn nước và trong tình huống khẩn cấp;”;

- Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước: “a) Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập quy trình vận hành hồ chứa nước,..; b) Đối với hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập quy trình vận hành,...”.

Đối với hồ tràn tự do, việc vận hành hồ theo QTVH bao gồm chủ yếu các nội dung quan trắc, cung cấp thông tin quan trắc KTTV chuyên dùng; cảnh báo khi vận hành xả lũ; đối với hồ có cửa van, việc vận hành theo QTVH phức tạp hơn nhiều khi bao gồm các nội dung vận hành cửa van trong mùa lũ, mùa kiệt, trong trường hợp bình thường và trong tình huống khẩn cấp; quan trắc, cung cấp thông tin quan trắc KTTV chuyên dùng.

QTVH hồ chứa có cửa van được lập để quy định vận hành hồ chứa căn cứ vào các yếu tố: (i) Dự báo thời tiết (quy định ở tất cả các hồ), (ii) Mực nước, lưu lượng đến hồ (quy định ở tất cả các hồ), (iii) Mực nước hạ du (quy định ở một số hồ, chủ yếu hồ chứa vận hành theo QTVH liên hồ).

Như vậy, về mặt pháp lý, các hồ chứa thuỷ lợi phải được vận hành theo QTVH được lập, phê duyệt, công bố công khai theo quy định. Tuy nhiên: (i) Hiện mới chỉ có 28% số hồ được lập QTVH, gồm 200 hồ mà tràn xả lũ là tràn có cửa van điều tiết (hồ có cửa van) và 1.600 hồ mà tràn xả lũ là tràn tự do (hồ tràn tự do); (ii) Việc vận hành theo QTVH hiện nay chủ yếu căn cứ vào các yếu tố thời tiết dự báo (mưa dự báo), số liệu trạm đo mưa trên lưu vực hồ còn hạn chế. Thực trạng này cần được khắc phục (bằng các giải pháp như: Huy động tư vấn tính toán nhanh các kịch bản vận hành trên cơ sở mưa thực đo và dự báo như đang thực hiện với các hồ Cửa Đạt, Ngàn Trươi, Trả Trạch, Dầu Tiếng, Ia Mơr; xây dựng phần mềm dự báo lũ cho phép tính nhanh các kịch bản vận hành, xây dựng đủ các trạm đo mưa tự động trên lưu vực...).

6. Một số vấn đề về vận hành hồ chứa sau Bão số 3, Bão số 4 năm 2024

Từ ngày 06 ¸ 13/9/2024, do ảnh hưởng của Bão số 3, khu vực Bắc Bộ và tỉnh Thanh Hoá đã có mưa to đến rất to (trong đó, từ 06-11/9, tổng lượng mưa ở khu vực đồng bằng phổ biến 250-350mm, khu vực miền núi phổ biến 350-450mm); do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 kết hợp với không khí lạnh, khu vực Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có lượng mưa trung bình từ  212-433mm. Sau đợt mưa lũ vừa qua, một số tồn tại về lòng hồ, vùng hạ du đập cũng như công tác vận hành bộc lộ rõ hơn:

6.1. QTVH hồ chứa thủy lợi

Hiện nay, cơ bản các hồ chứa mà tràn xả lũ có cửa van điều tiết lũ đã được xây dựng QTVH. Tuy nhiên, thực tiễn vận hành thời gian qua, bộc lộ một số tồn tại của QTVH và các điều kiện để việc thực hiện QTVH được hiệu quả, như:

- Một số QTVH được phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm chưa được rà soát, điều chỉnh, bổ sung là không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018;

- QTVH chưa quy định rõ thẩm quyền ra lệnh vận hành công trình trong tình huống khẩn cấp (hồ Cửa Đạt);

- Các hồ chứa mà lòng hồ có hoạt động dân sinh, hạ du bị ngập thì việc vận hành theo quy trình sẽ gặp nhiều khó khăn, ví dụ như tại hồ Núi Cốc:

(i) Hạ du bị ngập nhiều vị trí nếu hồ xả lớn hơn 400 m3/s;

(ii) Tại trạm thủy văn Chã trên sông Cầu, tại phường Đông Cao, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (cách nhập lưu sông Công vào sông Cầu khoảng 9,5km về phía thượng lưu), do ảnh hưởng của mưa lớn từ ngày 6-12/9/2024, mực nước lũ đạt đỉnh +10,90m (23h ngày 11/9 đến 4h ngày 12/9/2024), vượt BĐ3 là 0,9m, thời gian duy trì mực nước trên BĐ3 là 64 giờ.

(iii) Ở khu vực lòng hồ (từ cao trình MNDBT +46,2m đến cao trình MNLTK +48,25m) có khoảng hơn 600 hộ dân sinh sống hoặc có đất sản xuất nông nghiệp. Như vậy, việc huy động 55 triệu dung tích phòng lũ (từ MNDBT đến MNLTK gặp khó khăn); thực tế đợt mưa lũ vừa qua, hồ chỉ tích đến +47,19m (tức chỉ huy động được dung tích phòng lũ từ MNDBT +46,2m đến +47,19m là 25,8 triệu m3).

6.2. Quan trắc khí tượng thuỷ văn chuyên dùng, giám sát vận hành hồ

Theo thống kê, hiện mới có 17% số hồ đã được lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị giám sát vận hành hồ chứa, như: Thiết bị đo mưa tự động trên lưu vực, thiết bị đo lưu lưu lượng, mực nước hồ; camera giám sát vận hành công trình, phần mềm hỗ trợ điều hành hồ chứa... Đây là các thiết bị hỗ trợ đắc lực cho công tác chỉ đạo, vận hành hồ theo QTVH được duyệt và theo diễn biến thực tế.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều hồ chứa lớn hiện chưa được lắp đặt đầy đủ thiết bị (hồ Sông Mực, Yên Mỹ, tỉnh Thanh Hoá; hồ Sông Sào, tỉnh Nghệ An; hồ Vực Tròn, Rào Đá, tỉnh Quảng Bình,…), hoặc đã được lắp đặt nhưng bị hư hỏng (hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên; hồ Krông Buk Hạ, Ea Soup Thượng, tỉnh Đắk Lắk;…), hồ Cửa Đạt không có thông tin về thiết bị và số liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn trên lưu vực 4.906 km2 ở Lào (chỉ có thông tin về số liệu quan trắc KTTV chuyên dùng trên lưu vực 1.032 km2 ở Việt Nam).

6.3. Về tiêu chuẩn thiết kế đập, hồ chứa

Trong khuôn khổ dự án WB3 (năm 2003 ÷ 2012), WB8 (2015 ¸ 2023), tuỳ theo số hộ dân bị đe doạ ở hạ du, 446 hồ chứa đã được thiết kế có tính đến tần suất lũ kiểm tra (0,1% ¸  0,01%) được áp dụng theo thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Uỷ ban quốc tế về đập lớn (ICOLD). Ngoài các hồ chứa nêu trên và hồ Cửa Đạt (tần suất lũ kiểm tra 0,01%), cơ bản các hồ chứa thuỷ lợi chỉ được thiết kế với tần suất lũ thiết kế, kiểm tra theo quy chuẩn Việt Nam với tần suất 1,0 ¸ 0,1% (Núi Cốc, Gò Miếu, tỉnh Thái Nguyên; sông Mực, Yên Mỹ, tỉnh Thanh Hoá;...). 

Với điều kiện mưa lũ cực đoan như hiện nay, các hồ chứa chưa được thiết kế với tần suất lũ kiểm tra theo thông lệ quốc tế sẽ có nguy cơ mất an toàn cao hơn khi có lũ lớn, vượt tần suất thiết kế, tần suất kiểm tra.

6.4. Phương án ứng phó khẩn cấp

Theo thống kê, hiện mới có 17% số hồ được xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, trong đó: Có 401/896 hồ lớn, 3/4 hồ quan trọng đặc biệt được xây dựng phương án (hồ Tả Trạch chưa được xây dựng); 5% số hồ được xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du. Với các hồ chứa, đặc biệt hồ lớn, hạ du đông dân cư nếu không được xây dựng phương án, khi có tình huống sẽ rất bị động trong công tác ứng phó.

II. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Bộ máy tổ chức quản lý, khai thác công trình chưa hoàn thiện, năng lực còn hạn chế 

Quản lý nhà nước: Còn 6 tỉnh chưa thành lập được Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi thuộc phạm vi quản lý.

Tổ chức quản lý, khai thác: Với các đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ và vừa được giao cho huyện, xã quản lý còn nhiều nơi chưa thành lập được các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác theo quy định, lực lượng cán bộ, công nhân quản lý, vận hành còn thiếu và năng lực còn hạn chế.

2. Nội dung Nghị định số 114/2018/NĐ-CP có những tồn tại hạn chế

Một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn khi tổ chức thực hiện, như: Giải thích từ ngữ (lòng hồ); phương án ứng phó với thiên tai trong quá trình thi công; quy trình vận hành hồ chứa;…; Thiếu một số quy định hoặc quy định nhưng chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện, như: Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập; Một số quy định cần rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành (Luật Tài nguyên nước năm 2023,...).

3. Về kinh phí: Nguồn thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi chỉ đủ chi cho một số hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi như (chi tiền lương, tiền công, các khoản phải nộp tính theo lương và chi sửa chữa thường xuyên công trình), không đủ để chi cho các nội dung khác như thực hiện quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, đặc biệt các nội dung cần kinh phí lớn như lập quy trình vận hành, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, kiểm định an toàn,...

III. KHAI THÁC TỔNG HỢP PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU HỒ CHỨA

1. Khai thác vùng bán ngập của lòng hồ

Theo QCVN 04-05:2022/BNNPTNT, lòng hồ là “vùng được xác định từ ranh giới giải phóng mặt bằng trở xuống của dự án hồ chứa nước”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì đất gắn với lòng hồ là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Điều này gây khó khăn trường hợp lòng hồ được xác định là vùng đất từ cao trình đỉnh đập trở xuống (thực tế, việc quản lý vùng đất từ MNDBT đến đỉnh đập ở nhiều công trình, như hồ Cửa Đạt là trách nhiệm của địa phương).

2. Nạo vét bồi lắng lòng hồ có thu hồi bùn, cát làm vật liệu xây dựng

Nếu xác định là hoạt động khoáng sản (gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản), ngoài việc thực hiện theo quy định pháp luật về thuỷ lợi, phải thực hiện theo quy định pháp luật về khoáng sản, trong đó: (i) Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật Khoáng sản, khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; (ii) Trưng hp cn thăm dò, khai thác khoáng sn  khu vực cấm hoạt đng khoáng sản, cơ quan quản lý n nước  thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tưng Chính phủ xem xét, quyết đnh việc điều chỉnh quy hoạch khng sn có liên quan. Hiện nay, nhiều địa phương chưa điều chỉnh quy hoạch khoáng sản để làm cơ sở cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong lòng hồ chứa thuỷ lợi.

3. Nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ

Ngoài việc thực hiện theo quy định pháp luật về thuỷ lợi, phải thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai, quản lý tài sản công, trong đó: (i) Điều khoản 2 Điều 215 Luật Đất đai năm 2024 quy định “Nhà nước cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền”; (ii) Điều 86 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: Hình thức sử dụng đất, chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất gắn với kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; (iii) Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì đất gắn với lòng hồ là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; (iv) Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước phải xây dựng, phê duyệt phương án giá dịch vụ thuỷ lợi khác; giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác để chủ quản lý công trình thủy lợi hoặc tổ chức khai thác công trình thủy lợi làm căn cứ thu tiền dịch vụ thủy lợi của người sử dụng dịch vụ.

Như vậy, tổ chức cá nhân nuôi trồng thuỷ sản trong lòng hồ chứa thuỷ lợi do Nhà nước đầu tư vừa phải nộp tiền giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi khác vừa phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Cần nghiên cứu để thực hiện thống nhất, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

IV. CÁC NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN 

1. Quản lý hồ chứa quan trọng đặc biệt, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

1.1. Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 11/12/2008

Hồ chứa thủy lợi là công trình phục vụ đa mục tiêu. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 126/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định “Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cấm những hoạt động sau: a) xây dựng nhà ở, công trình kinh tế, dân sinh;...;c) canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trong phạm vi 500m tính từ chân công trình trở ra xung quanh; d) thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản;... e) neo đậu các phương tiện vận chuyển”...

Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được ban hành đã cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên.

Để đảm tính đồng bộ của quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho cho các địa phương khai thác tổng hợp hồ chứa, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP cần được sửa đổi, bổ sung.

1.2. Quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 09/7/2020

Theo quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, “Phương án bảo vệ các đập, hồ chứa thủy lợi thuộc loại đập, hồ chứa quan trong đặc biệt theo quy định tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ” thuộc bí mật nhà nước độ mật.

Theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018, Phương án bảo vệ gồm 10 nội dung, trong đó có những nội dung cần công bố công khai để các tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện và thực tế đã công bố công khai trong các hồ sơ khác (Quy trình vận hành hồ chứa, báo cáo kiểm tra công trình,…).

Như vậy, Quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

2. Cấp phép khai thác nước mặt

Theo quy định tại Luật Tài nguyên nước năm 2012, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt (với mục đích cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp, sinh hoạt,…). Tuy nhiên, hiện nay chưa có định mức cho công tác lập hồ sơ khai thác nước mặt. Điều này gây khó khăn cho các đơn vị quản lý khai thác hồ chứa thuỷ lợi trong việc lập Đề cương dự toán để lựa chọn tư vấn thực hiện lập hồ sơ khai thác nước mặt.

3. Cắm mốc vùng bán ngập

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thủy điện, thủy lợi quy định: 2. Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được.”. Điều 4 Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT quy định chủ đập có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc giới đất vùng bán ngập. 

Khi xây dựng phương án cắm mốc giới xác định vùng bán ngập của hồ chứa, các địa phương, đơn vị gặp khó khăn khi các quy định về: (i) Nội dung phương án cắm mốc giới; (ii) Quy cách mốc giới, khoảng cách giữa các mốc giới; (iii) Đơn giá, định mức khảo sát lập phương án cắm mốc giới; (iv) Nguồn kinh phí để thực hiện phương án... chưa được quy định trong Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT.

Mặt khác, các văn bản làm căn cứ xây dựng Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT (như Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai,…) đã hết hiệu lực thi hành.

 

4. Điều chỉnh nhiệm vụ và thông số kỹ thuật công trình

Luật Thuỷ lợi quy định về thay đổi mục đích sử dụng công trình (Điều 47), không quy định về điều chỉnh nhiệm vụ và thông số kỹ thuật công trình.

Đối với hồ chứa thuỷ lợi đang khai thác, thực tiễn hiện nay quy mô, nhiệm vụ và thông số kỹ thuật công trình được điều chỉnh khi có dự án đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình và thông qua việc tính toán thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế của các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định pháp luật về xây dựng.

Khi không có dự án sửa chữa nâng cấp công trình, việc thay đổi nhiệm vụ và thông số kỹ thuật công trình gặp khó khăn do không xác định được thẩm quyền đề xuất, thẩm định, quyết định và trình tự thủ tục điều chỉnh.

Năm 2019, Bộ giao nhiệm vụ cho Tổng cục Thuỷ lợi (nay là Cục Thuỷ lợi) thực hiện nhiệm vụ Kiểm tra chuyên sâu hồ chứa nước Cửa Đạt, hồ Tả Trạch, trong đó có đo vẽ đường đặc tính lòng hồ. Kết quả đo vẽ phục vụ cho công tác kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước và công tác tính toán điều tiết hồ chứa (Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Trường Đại học Thuỷ lợi thực hiện hàng năm). Tuy nhiên, kết quả đo vẽ chưa làm căn cứ để điều chỉnh thông số kỹ thuật công trình (các loại mực nước, dung tích hồ) do khó khăn về pháp lý nêu trên.

5. Xử lý công trình hết tuổi thọ, không còn nhu cầu sử dụng, hư hỏng nặng không thể sửa chữa phục hồi

Luật Thuỷ lợi chưa có quy định xử lý công trình ở trường hợp nêu trên. Cần có nghiên cứu để bổ sung quy định tháo dỡ công trình, khôi phục mặt cắt lòng sông theo hiện trạng.

V. CÁC THÁCH THỨC

Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão không chỉ làm bộc lộ rõ nét hơn các tồn tại về công trình cũng như công tác vận hành mà còn làm tăng thách thức đối với công tác quản lý, vận hành` đập, hồ chứa thuỷ lợi, trong đó:

1. Biến đổi khí hậu làm mưa lũ ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường

Biến đổi khí hậu (BĐKH) được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà con người phải đối mặt trong thời đại ngày nay. BĐKH khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng, gây áp lực lớn lên các công trình và công tác chỉ đạo vận hành, điển hình như đợt mưa lũ tháng 9/2024:

Hoàn lưu của Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ; trên lưu vực hồ Thác Bà đã xuất hiện lũ vượt tần suất kiểm tra của hồ chứa, Thủ tướng Chính phủ đã phải trực tiếp chỉ đạo phương án ứng phó.

Đối với các hồ chứa thuỷ lợi, tuy chưa phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp ứng phó như đối với hồ Thác Bà. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý, khai thác hồ chứa đã phải chủ động vận hành linh hoạt theo các kịch bản được chuẩn bị kỹ lưỡng trước lũ (như đối với hồ Núi Cốc, Cấm Sơn,...).

2. Áp lực từ các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế ở thượng nguồn và vùng hạ du đập

Hầu hết các đập, hồ chứa thuỷ lợi được xây dựng trước năm 2003, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du hồ chứa, nhiều hồ chứa chỉ giải phóng mặt bằng đến cao trình MNDBT. Sự phát triển của các hoạt động dân sinh, phát triển kinh tế ở thượng nguồn và vùng hạ du đập (người dân xây dựng nhà cửa, làm nông nghiệp,... trong lòng hồ cũng như ở lòng dẫn hạ du đập) làm tăng áp lực cho công tác vận hành, điển hình là hồ Núi Cốc đợt mưa lũ tháng 9 vừa qua (không tích nước đến MNLTK do có nhiều hộ dân có đất sản xuất trong lòng hồ; không xả lũ được theo thiết kế do lòng dẫn hạ du ngập lụt).

3. Áp lực từ việc thực hiện các nhiệm vụ khai thác đa mục tiêu hồ chứa

Các hồ chứa thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa lớn, tràn xả lũ có cửa van điều tiết hầu hết phục vụ đa mục tiêu (phòng chống lũ cho hạ du, cấp nước cho các nhu cầu dùng nước, phát triển du lịch,...), trong đó nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất là đặc biệt quan trọng. Tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa (ví dụ như tại khu vực Tây Nguyên, hồ chứa chỉ cấp nước phục vụ được cho 20-30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp,...).

Về nguyên tắc vận hành hồ, khi dự báo có mưa lũ trên lưu vực, phải đảm bảo mực nước hồ đủ thấp để đón lũ; nếu mực nước hồ cao hơn mực nước đón lũ theo quy định, phải vận hành tràn để hạ thấp mực nước hồ. Khi đã vận hành xả nước đón lũ, nếu không có mưa hoặc có mưa nhưng thấp hơn dự báo, tiềm ẩn nguy cơ thiếu nước cho mùa khô (đặc biệt vào thời điểm cuối mùa lũ, hồ đã được tích nước đến MNDBT hoặc cao hơn MNDBT phục vụ sản xuất và dân sinh). Như vậy, việc vận hành hồ chứa để phát huy tối đa các nhiệm vụ khai thác đa mục tiêu, trong điều kiện công tác dự báo khí tượng thủy văn còn những hạn chế hiện nay gây áp lực lớn cho  các đơn vị quản lý, khai thác công trình.

PHẦN II. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI THỜI GIAN TỚI

Từ thực trạng và thách thức nêu trên, để đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du đập và phát huy hiệu quả công trình theo thiết kế gắn liền với việc thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn ngước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Kế hoạch hành động thực hiện kết luận số 36-KL/TW của Chính phủ (ban hành kèm theo quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022) và Kế hoạch triển khai quyết định số 1595/QĐ-TTg của Bộ (ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-BNN-TL ngày 21/3/2023), Cục Thuỷ lợi đề xuất một số giải pháp, nhiệm vụ trong tâm cần thực hiện thời gian tới như sau:

I. XÂY DỰNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018

Tại Văn bản số 7780/VPCP-NN ngày 23/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, khả thi, đúng quy định của pháp luật, trình Chính phủ chậm nhất trong tháng 06 năm 2025…”. 

Ở Trung ương: Cục Thuỷ lợi tham mưu để Bộ phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 114/2018/NĐ-CP.

 

Tại các địa phương: Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố tham mưu cho UBND cấp tỉnh góp ý cho chi tiết đối với dự thảo Nghị định (dự kiến Bộ gửi dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung lấy ý kiến vào Quý I/2025).

2. Quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 09/7/2020: Cục Thủy lợi có văn bản đề nghị Văn phòng Bộ tham mưu điều chỉnh quyết định.

3. Rà soát, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức, định mức KT-KT phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phù hợp với điều kiện mới

Định mức lập quy trình vận hành hồ chứa: QTVH hồ chứa là tài liệu phải được lập bởi các đơn vị tư vấn, làm cơ sở lập đề cương dự toán cho các nhiệm vụ lập QTVH. Tiêu chuẩn hướng dẫn lập quy trình TCVN 13998:2024 đã được ban hành (kèm theo Quyết định số 1646/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2024 của Bộ Khoa học và công nghệ), vì vậy đủ cơ sở để xây dựng định mức lập quy trình vận hành.

14 TCN 131 : 2002 Trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu quy định về trang thiết bị của các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi, trong đó có trang thiết bị tại đầu mối các hồ chứa thuỷ lợi. Tiêu chuẩn ngành đã hết hiệu lực thi hành.

Ở Trung ương: Cục Thuỷ lợi đề xuất Bộ cho xây dựng Định mức lập quy trình vận hành hồ chứa và TCVN thay thế 14 TCN 131 : 2002. Ngoài ra, thời gian qua Cục Thuỷ lợi đã tổ chức rà soát Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Côngtrình thủy lợi, Phòng chống thiên tai - Phần 1. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế (Quy chuẩn QCVN 04-05:2022/BNNPTNT) gửi Cục Quản lý xây dựng công trình để tổng hợp, kiến nghị phương án sửa đổi.

Tại các địa phương: Thời gian qua, các địa phương đã phối hợp rà soát QCVN 04-05:2022/BNNPTNT. Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức, định mức KT-KT phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước.

4. Làm việc với các Bộ có liên quan rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến an toàn đập, hồ chứa nước và khai thác tổng hợp hồ chứa

4.1. Đối với Bộ Tài Chính

Để khắc phục khó khăn trong việc khai thác vùng bán ngập của lòng hồ, ngày 06/8/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Văn bản số 5695/BNN-TL đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ sửa đổi khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định số 129/2017/NĐ-CP như sau: “Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm công trình thủy lợi và diện tích đất gắn với công trình thủy lợi (riêng lòng hồ chứa thủy lợi gồm diện tích đất, mặt nước gắn với công trình được xác định từ cao trình mực nước dâng bình thường trở xuống) theo quy định của pháp luật về thủy lợi”.

4.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Để khắc phục khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cấp phép khai thác nước mặt và cắm mốc vùng bán ngập hồ chứa thuỷ lợi, Cục dự kiến tham mưu để Bộ có văn bản gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị: (i) Xây dựng định mức cho công tác lập hồ sơ khai thác nước mặt; (ii) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT đối với các nội dung cắm mốc chỉ giới vùng bán ngập.

 

4.3. Đối với Bộ Công an: Cục dự kiến tham mưu để Bộ có văn bản gửi Bộ Công an trong về việc điều chỉnh Nghị định số 126/2008/NĐ-CP.

5. Làm việc với các đơn vị thuộc Bộ để nghiên cứu tháo gỡ khó khăn liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ; thay đổi nhiệm vụ, mục đích sử dụng công trình

5.1. Nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ

Cục Thuỷ lợi dự kiến kế hoạch làm việc với Vụ Pháp chế, đơn vị liên quan trong để nghiên cứu tháo gỡ khó khăn theo quy định hiện nay: Tổ chức cá nhân nuôi trồng thuỷ sản trong lòng hồ chứa thuỷ lợi do Nhà nước đầu tư vừa phải nộp tiền giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi khác vừa phải nộp tiền thuê đất cho Nhà nước. Kết quả làm việc, Cục Thuỷ lợi tổng hợp, báo cáo Bộ và tham mưu văn bản Bộ gửi Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu cần thiết).

5.2. Thay nhiệm vụ, thông số kỹ thuật công trình; xử lý công trình hết tuổi thọ, không còn nhu cầu sử dụng, hư hỏng nặng không thể sửa chữa phục hồi

Ở Trung ương: Cục Thuỷ lợi dự kiến tổ chức Hội thảo với các cơ quan quản lý, đơn vị khoa học, chuyên gia trong ngành trong năm 2025 để bàn giải pháp điều chỉnh nhiệm vụ, thông số kỹ thuật công trình; xử lý công trình hết tuổi thọ, không còn nhu cầu sử dụng, hư hỏng nặng không thể sửa chữa phục hồi.

Tại các địa phương: Đề nghị các địa phương đề xuất giải pháp để xử lý các tồn tại nêu trên, gửi ý kiến về Cục Thuỷ lợi để tổng hợp, báo cáo Bộ.

Kết quả làm việc với các cơ quan quản lý, đơn vị khoa học, chuyên gia trong ngành và tổng hợp đề xuất của các địa phương, Cục báo cáo Bộ và đề xuất điều chỉnh quy định pháp luật liên quan (nếu cần thiết).

II. THỰC HIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi tham mưu, tổ chức thực hiện:

- Tham mưu để Bộ ban hành Chỉ thị của Bộ trường về tăng cường công tác quản lý bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;

- Ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, hướng dẫn việc thực hiện quy định pháp lật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi; tham mưu tổ chức Hội nghị quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi;

- Tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình và việc thực hiện quy định pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi tại các địa phương, đơn vị;

- Tổ chức họp hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, tham mưu quyết định tích nước và giải pháp đảm bảo an toàn đập đối với 5 hồ Bộ quản lý; kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai các hoạt động của hội đồng tư vấn đối với 8 hồ Bộ phân cấp cho UBND quản lý.

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND  tỉnh/thành phố:

- Tổ chức thực hiện nghiêm các Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018, số 2592/CT-BNN-TL ngày 10/4/2024, Văn bản số 463/TL-ATĐ ngày 05/4/2024, Văn bản số 918/TL-ATĐ ngày 27/6/2024, trong đó:

+ Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống
khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó lưu ý các kịch bản vận hành hồ chứa ứng phó với mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, cực đoan;

+ Tổ chức trực ban trong mùa mưa, lũ; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, mực nước hồ chứa, trên các sông, suối vùng hạ du, vùng trũng thấp để chủ động có phương án điều tiết hồ chứa nước trên địa bàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm được giao; cử cán bộ thường trực tại công trình; thường xuyên kiểm tra an toàn công trình kể cả khi không có mưa, lũ để phát hiện và xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra.

- Tiếp tục triển khai thực hiện quy định pháp luật về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, trong đó quan tâm đến các nội dung có tỷ lệ thực hiện thấp (quy trình vận hành, lập phương án ứng phó khẩn cấp, kiểm định); bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nội dung quản lý về an toàn đập, hồ chứa do địa phương quản lý.

- Tiếp tục rà soát năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; rà soát việc phân giao quản lý các đập, hồ chứa; kiện toàn, củng cố tổ chức quản lý khai thác đập, hồ chứa thủy lợi đảm bảo đáp ứng năng lực theo quy định của pháp luật thủy lợi.

III. HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI

1. Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, vận hành đập, hồ chứa nước, hệ thống giám sát vận hành, thông tin cảnh báo an toàn công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi tham mưu, tổ chức thực hiện:

- Tổ chức rà soát hiện trạng, nghiên cứu đề xuất giải pháp sửa chữa nâng cấp hệ thống quan trắc thuỷ văn chuyên dùng và hệ thống giám sát vận hành thông minh cho 05 hồ chứa Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, Ngàn Trươi và Ia Mơr.

- Đối với các hồ chứa được thiết kế trang bị hệ thống giám sát vận hành trong khuôn khổ dự án WB8 nhưng chưa có kinh phí để thực hiện: Lồng ghép tối đa việc thực hiện trong các nhiệm vụ khác (ví dụ hồ Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng sẽ thực hiện trong Dự án sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước, các nhiệm vụ bảo trì hàng năm…);

- Tham mưu chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cấp, hiện đại hoá thiết bị quan trắc công trình các đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt, liên tỉnh” trong năm 2025 để từng bước hiện đại hoá hệ thống quan trắc công trình 13 hồ do Bộ quản lý.

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, vận hành đập, hồ chứa nước, hệ thống giám sát vận hành, thông tin cảnh báo an toàn công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi, trong đó:

- Ưu tiên thực hiện đối với các đập, hồ chứa: (i) Hồ chứa lớn, hồ chứa mà tràn xả lũ có cửa van điều tiết lũ; (ii) Đập, hồ chứa mà vùng hạ du đông dân cư, nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng; (iii) Hồ chứa mà vùng lòng hồ chưa được giải phóng đến MNLNTK;

- Lồng ghép việc thực hiện trong các dự án sửa chữa nâng cấp công trình và sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định.

2. Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, tăng cường chuyển đổi số phục vụ quản lý bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi tham mưu, tổ chức thực hiện:

 

 

Vận hành trang thông tin quản lý cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thuỷ lợi tại địa chỉ thuyloivietnam.vn nhằm ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, chuyển đổi số hỗ trợ công tác trực ban, tham mưu chỉ đạo vận hành đập, hồ chứa, trong đó: Cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu các hồ chứa do Bộ, địa phương quản lý lên hệ thống (thông số thiết kế lưu vực, lòng hồ, công trình đầu mối; năm xây dựng, sửa chữa nâng cấp; nhiệm vụ cấp nước tưới, sinh hoạt, công nghiệp; hiện trạng công trình...).

Hàng năm, báo cáo Bộ giao các đơn vị khoa học thực hiện nhiệm vụ tư vấn tính toán điều tiết hồ chứa quan trọng đặc biệt, liên tỉnh: Năm 2025, thực hiện với 5 hồ gồm Cửa Đạt, Ngàn Trươi, Tả Trạch, Dầu Tiếng, Ia Mơr; năm 2025, nghiên cứu quy định pháp luật và các nội dung liên quan để tham mưu thực hiện đối với các hồ chứa Bộ đã phân cấp cho UBND cấp tỉnh quản lý (như Núi Cốc, Cấm Sơn,...).

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, tăng cường chuyển đổi số phục vụ quản lý bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thuỷ lợi trên địa bàn, trong đó:

- Xây dựng và vận hành độc lập trang thông tin quản lý cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thuỷ lợi hoặc dùng chung trang thông tin thuyloivietnam.vn;

- Sử dụng các thiết bị tự động để quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn trên lưu vực hồ chứa (mưa, mực nước hồ,...), quan trắc công trình (thấm, chuyển vị,...), giám sát việc vận hành công trình (camera giám sát xả lũ,...); xây dựng các phần mềm để kết nối các thiết bị quan trắc, giám sát, quản lý và truy cập dữ liệu trực tiếp, mọi lúc, mọi nơi;

- Nghiên cứu huy động các đơn vị khoa học tham gia tính toán điều tiết hồ chứa phục vụ công tác chỉ đạo vận hành hồ phục vụ đa mục tiêu (an toàn công trình, an toàn hạ du, tích nước tối ưu phục vụ sản xuất)...

IV. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, SỬA CHỮA, NÂNG CẤP ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi tham mưu, tổ chức thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030, huy động các nguồn lực hợp pháp từ trung ương và địa phương thực hiện sửa chữa nâng cấp 3 nhóm hồ:

+ Hồ chứa có dung tích lớn bị hự hỏng xuống cấp, cần nâng cao mức an toàn chống lũ của công trình, bảo đảm an toàn cho hạ du: Kinh phí khoảng 2.900 tỷ đồng, để sửa chữa nâng cấp khoảng 20 hồ (Dầu Tiếng, Tả Trạch; Hoàng Hồ, tỉnh Lai Châu; hồ Trung Thần, tỉnh Quảng Bình; hồ Ea Soup, tỉnh Đắk Lắk;...);

+ Hồ hư hỏng nặng, nguy cơ mất an toàn cao: Kinh phí khoảng 4.300 tỷ đồng, để sửa chữa nâng cấp khoảng 400 hồ;

+ Nâng dung tích một số hồ chứa để bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu: Kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng, để nâng cấp 14 hồ (Tả Trạch, Ayun Hạ, Sông Sào, Sông Rác, Phú Xuân,..).

- Đề xuất xây dựng mới các hồ chứa nước phục vụ đa mục tiêu, chống lũ cho hạ du lưu vực sông Cầu (hồ Nà Lạnh trên sông Lục Nam, hồ Nghinh Tường trên nhánh sông Thương).

 

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030 để huy động các nguồn lực cho sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các đập, hồ chứa thuỷ lợi;

- Báo cáo UBND các tỉnh/thành phố bố trí nguồn kinh phí bảo trì hàng năm cho sửa chữa trước mùa mưa lũ các hồ chứa để công trình đảm bảo an toàn và đủ khả năng tích nước phục vụ sản xuất.

V. RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÙNG HẠ DU ĐẬP, LÒNG HỒ CHỨA THUỶ LỢI

1. Đối với vùng hạ du đập

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi tham mưu, tổ chức thực hiện:

- Tham mưu giải pháp giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du các đập Cửa Đạt, Tả Trạch, Ia Mơr, Cấm Sơn, Kim Sơn thông qua thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá năng lực thoát lũ thực tế sau tràn các công trình thuỷ lợi lớn và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du” (theo kế hoạch, nhiệm vụ hoàn thành trong năm 2025).

- Đối với hồ Dầu Tiếng: Từ kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, năm 2024-2025, Cục phối hợp với đơn vị liên quan đề xuất giải pháp công trình (nạo vét lòng dẫn, xây dựng mới hoặc nâng cấp các tuyến đê, kè) khu vực hạ du (tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh).

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố căn cứ thực trạng lòng dẫn hạ du các đập, hồ chứa để chỉ đạo thực hiện các giải pháp công trình, phi công trình phù hợp, trong đó ưu tiên thực hiện đối với các hồ lớn, khả năng xả lũ hạn chế do ảnh hưởng của hạ du như: Hồ Vực Mấu (Nghệ An) chỉ xả được 33% lưu lượng lũ thiết kế; hồ Ayun Hạ (Gia Lai) chỉ xả được 40% lưu lượng lũ thiết kế, hồ Ia Ring  (Gia Lai) chỉ xả được 17% lưu lượng lũ thiết kế;…

2. Đối với lòng hồ

Ở Trung ương, năm 2025, Cục tham mưu việc rà soát hiện trạng lòng hồ đối với 13/13 hồ do Bộ quản lý hoặc phân cấp cho địa phương quản lý làm cơ sở đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn lâu dài, trong đó cùng địa phương nghiên cứu giải pháp xử lý việc hơn 600 hộ dân sinh sống hoặc có đất sản xuất nông nghiệp trong lòng hồ Núi Cốc.

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo: Rà soát, hoàn thiện cắm mốc phạm vi bảo vệ lòng hồ; tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình; rà soát các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đối với các hồ chứa mà lòng hồ chỉ mới được giải phóng đến MNDBT để có giải pháp phù hợp về lâu dài như di dời dân, thay đổi nhiệm vụ công trình, xây mới công trình thay thế...

VI. RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ, ĐA MỤC TIÊU ĐẬP, HỒ CHỨA THUỶ LỢI

Ở Trung ương, Cục Thuỷ lợi:

- Thường xuyên nắm bắt kiến nghị của các địa phương, đơn vị về các nội dung liên quan đến khai thác hiệu quả, đa mục tiêu đập, hồ chứa thủy lợi để kịp thời tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện;

- Phối hợp với Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật làm cơ sở thực hiện hiệu quả việc khai thác các hồ chứa (trong đó, làm việc với Bộ Tài chính về quy định tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi);

- Tham mưu ý kiến đối với các hoạt động khai thác đa mục tiêu trên lòng hồ, vùng bán ngập (như phương án và kế hoạch thực hiện phương án khai thác vùng đất bán ngập hồ Cửa Đạt,...) làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện) các hồ chứa để các địa phương triển khai thực hiện;

- Trong năm 2025, Cục trình Bộ đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu sử dụng phần dung tích phòng lũ của hồ chứa. Kết quả thực hiện nhiệm vụ sẽ hỗ trợ cho công tác vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế và là cơ sở cho việc rà soát điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa; khảo sát, đánh giá tiềm năng khai thác lòng hồ, vùng bán ngập các hồ chứa.

Tại các địa phương, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố chỉ đạo:

- Các đơn vị khai thác chủ động đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả, đa mục tiêu đập, hồ chứa thuỷ lợi, trong đó tuân thủ quy định pháp luật hiện hành;

- Rà soát, điều chỉnh thông số kỹ thuật và công năng nhiệm vụ công trình kết hợp với việc sửa chữa nâng cấp công trình; đối với các hồ chứa đang khai thác mà không cần sửa chữa nâng cấp, bố trí kinh phí cho việc rà soát, điều chỉnh thông số kỹ thuật và công năng nhiệm vụ  công trình./. 

CỤC THỦY LỢI