Báo cáo Tổng kết công tác Hội nhiệm kỳ IV, Phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ V

12/12/2024 08:15

16

Đánh giá chung về hoạt động Hội trong nhiệm kỳ qua

Hội thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về Hội và Điều lệ hội

Tích cực đóng góp ý kiến tư vấn phản biện trong quá trình xây dựng/sửa đổi Luật và các văn bản hướng dẫn Luật có liên quan

Tích cực tham gia đào tạo, phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực quản lý an toàn đập; 

Hòa nhập với các hoạt động của Ủy hội đập lớn quốc tế và các Hội đập lớn khu vực, mang lại lợi ích và uy tín cho Việt Nam. 

Tạo môi trường cho các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, kỹ sư đã về hưu nhưng còn tâm huyết, còn sức khỏe tiếp tục đóng góp cho ngành và cho đất nước.

Đặc biệt, Hội tích cực cải tiến công tác quản lý và phương thức hoạt động Hội thông qua việc sử dụng Văn phòng điện tử, sinh hoạt qua các nhóm Zalo, trang bị để họp trực tuyến.

Phương hướng nhiệm kỳ tới

a) Công tác tổ chức

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, đổi mới hình thức sinh hoạt, nâng cao chất lượng phối hợp/liên kết giữa các Hội viên nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của Hội.

- Củng cố và đổi mới hoạt động các nhóm Hội viên có cùng môi trường hoạt động (nhóm các chuyên gia, nhóm thủy điện lớn, nhóm thủy điện nhỏ,…).

- Quan tâm thăm hỏi động viên các Hội viên, đặc biệt các Hội viên cao tuổi.

b) Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện 

- Tham gia góp ý cho các văn bản pháp luật, như: Luật Thủy lợi (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (các Nghị định hướng dẫn), Nghị định 114 về Quản lý an toàn đập (sửa đổi), Chính sách về kinh tế thủy lợi.

- Tăng cường đề xuất các vấn đề cụ thể, giải quyết có hiệu quả các vấn đề có liên quan đến an ninh nguồn nước và an toàn đập.

- Đề xuất xây dựng một số Tiêu chuẩn kỹ thuật/Hướng dẫn kỹ thuật. Kịp thời góp ý cho các văn bản trong lĩnh vực an ninh nguồn nước và an toàn đập do các cơ quan, đơn vị gửi xin ý kiến.

- Tiếp tục tuyên truyền, động viên, phát huy năng lực, trí tuệ, tâm huyết của các Hội viên cùng tham gia tháo gỡ các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thủy lợi và thủy điện.

b) Truyền thông, phổ biến kiến thức

- Tổ chức hội thảo trong nước và quốc tế, tham gia viết bài, tham gia giảng dạy trong các lớp bồi dưỡng kiến thức an toàn đập; tằng cuỏng truyền thông về an ninh nước cho Đồng bằng sông Hồng và một số hệ thống sông có vấn đề cạn kiện, ô nhiễm, suy thoái. 

- Viết lại giao diện, củng cố Ban biên tập trang Web, tăng cường phổ biến kiến thức trên trang Web, các nhóm zalo, …

c) Hợp tác quốc tế

Tham gia một cách có hiệu quả trong các hoạt động của Ủy hội đập lớn thế giới (ICOLD), Hiệp hội kỹ sư châu Á (ASCE). Nộp niên liễm cho ICOLD đúng hạn.

- Tăng cường giao lưu với các Hội đập lớn trong khu vực (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào).

d) Hoạt động Hội

Tiếp tục duy trì sinh hoạt giao ban bộ phận thường trực Hội  mỗi tháng ít nhất một lần, Ban Thường vụ họp 06 tháng một lần, Ban chấp hành mỗi năm một lần.

Phát huy có hiệu quả công tác quản lý Hội trên Văn phòng điện tử.

- Quản lý tài chính Hội minh bạch, đúng quy định.


Toàn văn Báo cáo xem tại đây <Bấm vào đây để xem>