Giới thiệu Luật An toàn đập Ấn độ 2021- India Safety Act (2021)

17/12/2024 08:52

53

Luật An toàn đập Ấn độ


Mô hình tổ chức quản lý an toàn đập ở Ấn độ

Ấn độ có 5334 đập lớn đang vận hành, trong đó có 227 đập trên 100 tuổi, và 80% số đập trên 25 tuổi. Yêu cầu quản lý an toàn đập được đặt ra năm 1975 trong buổi gặp của Bộ trưởng bộ Thuỷ lợi của chính phủ các bang dẫn đến việc thành lập một tổ chức dịch vụ tư vấn về an toàn đập đặt trong CWC (Central Water Commission- tương tự Bộ Thủy lợi ở VN). Sự cố vỡ đập đá xây Machu ở bang Gujarat năm 1979 đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nỗ lực về bảo đảm an toàn đập. Ngay sau đó, Trung tâm an toàn đập (Central Dam Safety Organisation) đã được thành lập đặt trong CWC vào năm 1979. Hội đồng thường trực về an toàn đập (Standing Committee on Dam Safety) được thành lập năm 1982 và Báo cáo đầu tiên về quy trình quản lý an toàn đập (Report on Dam Safety Procedure) đã được xuất bản năm 1986.

An toàn đập là một vấn đề rất được quan tâm và vẫn còn nhiều thách thức trong quản lý nguồn nước ở Ấn độ vì thực tế là đập ngày càng nhiều tuổi và được quản lý bởi nhiều tổ chức khác nhau ở cấp tỉnh cũng như cấp liên bang. Một nỗ lực rất lớn của Chính phủ Ấn độ nhằm nâng cao an toàn đập là thực hiện Chương trình cải tạo đập bắt đầu từ năm 1991. Từ đó đến nay, chương trình vẫn tiếp tục bằng việc đưa vào nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản trị và quản lý an toàn đập, triển khai các thực hành tốt nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân và hạ tầng ở hạ du.

Khung quản lý an toàn đập với Trung tâm an toàn đập (Central Dam Safety Organisation) thành lập năm 1979 cho thấy quyền hạn bị hạn chế trong thực tiễn. Với hơn 5700 đập lớn, chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc và con số này dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới khi Ấn Độ xây dựng nhiều đập hơn nhằm đáp ứng nhu cầu điện và nước ngày càng tăng ở quốc gia này. Ủy ban cấp nước trung ương về an toàn đập (CWC) (1986) đã đưa ra các quy trình an toàn thống nhất cho tất cả các đập và đề xuất một khung pháp lý quốc gia về an toàn đập. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy cần nâng tầm quan trọng của quy định về an toàn đập ở mức Luật.

Dự án cải tạo và nâng cao an toàn đập (Dam Rehabilitation and Improvement Project -DRIP) bắt đầu từ năm 2012 cung cấp những công cụ quan trọng cho quản lý an toàn đập trên toàn quốc. Mặc dù Dự thảo Luật về an toàn đập (Dam Safety Bill) được soạn thảo năm 2002. Nhưng do tầm quan trọng của an toàn đập, phải mất 2 thập kỷ để Quốc Hội Ấn độ thông quan Luật  an toàn đập (Dam Safety Act) vào năm 2021. Luật này cung cấp khung khổ pháp lý cao nhất về an toàn đập ở Ấn độ.

Sau nhiều năm nỗ lực không thành công, Dự luật An toàn Đập, năm 2019, cuối cùng đã được đưa ra tại hạ viện của Quốc hội vào ngày 29 tháng 7 năm 2019 và được thông qua sau bốn (4) ngày cân nhắc. Năm 2021, Luật An toàn đập đã được thượng viện của Quốc hội ban hành.

Để hiểu chính xác các thuật ngữ trong Luật, xin tóm tắt một số thông tin về hệ thống lập pháp và hành pháp Ấn độ như sau:

Theo Hiến pháp, Ấn Độ là một nước “có chủ quyền, xã hội chủ nghĩa, tôn giáo, và dân chủ cộng hòa”. Chính quyền Trung ương Ấn Độ tổ chức thành tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo mô hình của Nghị viện Anh, người đứng đầu hành pháp được bầu và chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp. Quốc Hội của Ấn độ gồm 2 Viện (Thượng viện và Hạ viện) nên trong khi dịch chúng tôi sử dụng thuật ngữ Quốc Hội để chỉ cơ quan lập pháp.

Ấn Độ tổ chức nhà nước theo hình thức chính quyền liên bang và chính quyền trung ương có quyền lực lớn hơn trong mối quan hệ với các bang, theo khuôn mẫu của hệ thống Nghị viện Anh. Chính phủ điều hành với quyền lực hành chính rộng lớn. Tổng thống và Phó tổng thống được một Ban bầu cử đặc biệt bầu gián tiếp theo nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp thực sự của quốc gia tập trung trong tay Hội đồng các Bộ trưởng (Nội các), do Thủ tướng đứng đầu. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, người được các thành viên lập pháp của đảng phái chính trị chọn lựa hoặc đứng đầu liên minh đảng phái chiếm đa số trong nghị viện và bổ nhiệm các thứ trưởng để cố vấn cho Thủ tướng.

Ấn Độ có 28 bang và 7 lãnh thổ hợp nhất. Ở cấp bang, một số cơ quan lập pháp là lưỡng viện, theo khuôn mẫu hai viện của quốc hội. Bộ trưởng thứ nhất của bang chịu trách nhiệm pháp lý như Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Mỗi bang có một Thị trưởng được bổ nhiệm như Tổng thống và có thể nắm những quyền lực rộng lớn nhất định khi được chính quyền Trung ương trực tiếp chỉ định. Chính quyền Trung ương có ảnh hưởng lớn đối với các lãnh thổ hợp nhất hơn là đối với các bang. Chính quyền địa phương ở Ấn Độ có ít quyền hạn hơn nếu so với chính quyền địa phương của Mỹ.

Chức năng của chính quyền địa phương được chia thành hai loại bắt buộc và không bắt buộc. Các chức năng bắt buộc bao gồm: cung cấp nước sạch và không độc hại; xây dựng và bảo dưỡng hệ thống giao thông công cộng; .... Các chức năng không bắt buộc bao gồm: bố trí các khu vực; bảo vệ an ninh, cung cấp các phương tiện giao thông công cộng trong khu vực; khuyến khích sự thịnh vượng của người lao động trong khu vực và cung cấp âm nhạc cho người dân...

Trách nhiệm quản lý an toàn đập ở Ấn độ thuộc Bộ Jai Shakti (Cơ quan quản lý nguồn nước Ấn độ). Theo Luật An toàn đập 2021, mô hình tổ chức và hoạt động quản lý an toàn đập thuộc Bộ Jal Shakti như hình dưới đây:

Những điểm mới đáng chú ý trong sơ đồ trên gồm:

1. Thành lập Uỷ ban Quốc gia về an toàn đập (National Committee on Dam Safety)- nói ở Điều 5. Thành lập Cơ quan quản lý đập quốc gia (National Organization on Dam Safety)- nói ở khoản 1 Điều 11 để giúp việc cho  UB Quốc gia.

2. Thành lập Ủy ban an toàn đập cấp Tiểu bang- nói ở Điều 14 (State Commitee on Dam safety). Giúp việc cho Ủy ban là Phòng an toàn đập (Dam safety department hoặc có lúc gọi là State Organizations on Dam Safety).

Dưới đây là nguyên bản tiếng Anh của Luật an toàn đập Ấn độ (2021)

<Bấm vào đây> để xem bnar tiếng Anh

<Bấm vào đây> để xem bản dịch tiếng Việt bởi Nguyễn Quốc Dũng