Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Sự cố đập ở Việt Nam- Video No.11
18/12/2024 15:58
Sự cố đập ở Việt Nam- Video No.11
Hầu hết số đập thuỷ lợi hiện có ở Việt nam là đập đất và phần lớn đập là nhỏ được xây dựng trong thời gian chiến tranh với điều kiện vật tư khó khăn, thi công bằng thủ công, gấp rút nên chất lượng đập chưa đảm bảo, đặc biệt có những hồ đã được xây dựng trên 70 năm...vì vậy nhiều đập có hiện tượng thấm nghiêm trọng, đe doạ đến an toàn của đập.
Các dạng hư hỏng chính hay gặp hiện nay là:
(1) Đập đất: không đủ mặt cắt; trượt sạt mái thượng hạ lưu; lớp gia cố bị hỏng; nứt thân đập; thấm lớn qua thân và nền đập do chất lượng thi công và công nghệ chống thấm kém, gây xói ngầm; có tổ mối trong thân đập;
(2) Cống lấy nước: thân cống bị hư hỏng, mục ruỗng; mang cống bị thấm, hư hỏng tiêu năng sau cống;
(3) Tràn xả lũ: hư hỏng thân tràn; hư hỏng bể tiêu năng, thiếu khả năng xả lũ.
Từ năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa (năm 2010 (5 sự cố), năm 2011 (5 sự cố), năm 2012 (2 sự cố), năm 2013 (10 sự cố), năm 2014 (1 sự cố), năm 2017 (23 sự cố), năm 2018 (12 sự cố), năm 2019 (11 sự cố), ngày 28/5/2020 xảy ra sự cố vỡ hồ Đầm Thìn, Phú Thọ. Trong năm 2022 đã xảy ra 2 vụ vỡ đập: 1. Đập Khuổi Quật (Lạng Sơn) dung tích 580 nghìn m3 bị vỡ tháng 8/2022; 2. Đập Hóc Cối (Nghệ an) dung tích 400 nghìn m3 vỡ tháng 9/2022.
Để giảm thiểu sự cố đập, bài học của thế giới cũng như của Việt Nam là:
1. Tất cả các đập đều cần có phương án/phương tiện để rút xuống hồ chứa trong trường hợp khẩn cấp. l
2. Về cơ bản, các sự cố và hư hỏng của đập là do yếu tố con người. l
3. Chủ quản lý đập, kỹ sư và cơ quan quản lý cần có phương án bảo đảm an toàn vùng hạ du.
4. Hàng năm các đập phải được đánh giá an toàn trước và sau lũ, phát hiện kịp thời các ẩn hoạ. Từ đó xác định lên danh sách ưu tiên để kiểm tra đánh giá toàn diện về an toàn đập.
5. Các đập đều phải xây dựng Phương án ứng phó thiên tai, Kế hoạch hành động khẩn cấp. Kế hoạch phải được tập huấn, diễn tập thường xuyên.
Ngay trong tháng 10 năm 2024 cũng đã xảy ra sự cố đập IaTing ở Gia Lai. Nguyên nhân là ống thông hơi cạnh tháp lấy nước bị thủng nhưng không phát hiện kịp thời.
Vì vậy, các dấu hiệu bất thường, dù nhỏ cũng không được bỏ qua. Việc vận hành, bảo trì và kiểm tra thường xuyên là công việc quan trọng nhất để phát hiện và ngăn chặn sự cố vỡ đập.
Xem Video ở đây.