Chương trình bồi dưỡng kiến thức an toàn đập- Trượt mái thượng lưu đập đất- Video No.17

18/12/2024 16:51

5

Trượt mái thượng lưu đập đất- Video No.17

1- Mái thượng lưu đập đất có thể bị sạt/trượt dưới dạng: a). Trượt lớp bảo vệ mái; b). trượt mái nông (Mặt trượt nghiêng, nông, có thể phát triển theo diện rộng); hoặc c). trượt mái sâu: Mặt trượt dốc đứng thấy rõ (dốc đứng là dốc của mặt trượt theo phương trượt, xuất hiện đẩy trồi chân đập, vết nứt hình cung.

Sạt/trượt mái thượng lưu làm cho mặt cắt đập nhỏ đi, sóng tác động trực tiếp vào thân đập đã bị mất lớp bảo vệ gây xói lở tiếp tục .... nếu nghiêm trọng có thể gây vỡ đập.

2- Trượt mái thượng lưu đập đất có thể do các nguyên nhân sau đây:

- Do vỡ đập hoặc gẫy cửa van, hoặc mở cửa xả lũ sai quy trình... làm cho mực nước hồ rút đột ngột.

- Chất lượng thi công đất đắp không đảm bảo yêu cầu thiết kế, khi ngâm nước bị giảm cường độ kháng cắt, ổn định mái kém.

- Địa chất nền đập xấu không được xử lý gây mất ổn định mái; hoặc do động đất làm suy giảm sức kháng cắt của một số loại đất.

- Nứt dọc đập (do động đất, hoặc chất lượng đất đắp, ...) làm cho nước ngấm vào vết nứt làm mất ổn định mái.

- Sạt lớp bảo vệ mái có thể do tắc lớp lọc phía dưới làm tăng lực đẩy ngược, hoặc do gia súc chăn thả đi lại trên mái, ...

3- Khi phát hiện sự cố sạt/trượt mái thượng lưu đập cần hành động như sau:

- Trượt mái trong khi đang có mưa bão: sử dụng vải bạt trùm lên khu vực sạt trượt để cách ly nước ngoại lai (thấm, mưa…) chảy vào vết nứt và khối trượt. Sau đó tìm cách gim chặt lại bằng cọc tre hoặc dằn bằng bao tải cát. Sau đó đắp bù mái bằng bao tải cát , đá hộc thả rối nếu nghiêm trọng.

- Sau lũ phải hạ thấp mực nước trong hồ (mở hết cửa cống, tràn xả lũ, …) để xử lý đắp lại.

Xem Video ở đây