Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Sạt trượt mái hạ lưu đập đất và Biện pháp xử lý- Video No.18

18/12/2024 16:55

57

Sạt trượt mái hạ lưu đập đất và Biện pháp xử lý- Video No.18

Với đập đất đồng chất, mái hạ lưu thường đắp thoải hơn mái thượng lưu vì dễ mất ổn định hơn. Mái hạ lưu có thể bị trượt nông, nhưng phần lớn là trượt sâu theo cung trượt trụ tròn. Trong điều kiện mưa bão, nước mưa đi theo mặt trượt gây bão hoà thân đập, bão hoà đất thân đập, sức kháng trượt giảm, đập có thể bị vỡ nếu không kịp thời xử lý.

Trượt mái làm thân đập yếu đi, đồng thời làm hư hỏng kết cấu lọc và thoát nước tạo ra tác động kép (thân đập nhỏ lại, garadient dòng thấm tằng lên) đập có thể bị vỡ rất nhanh.

Trượt lớp bảo vệ mái hạ lưu có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

² Các vết nứt (nứt ngang, nứt dọc) xuất hiện do lỗi thi công, do tính chất trương nở/co ngọt của đất đắp, do đứt gãy ở nền, v.v. là cho nước ngấm bão hoà thân đập, giảm chỉ tiêu kháng cắt của đất gây trượt mái.

² Địa chất nền xấu hơn dự kiến của thiết kế do khảo sát đánh giá phát hiện được các vùng địa chất xấu cục bộ.

² Nền đập bị thoái hóa sau khi tích nước, nhưng khi khảo sát và thiết kế đã không tiên liệu được.

² Chất lượng thi công đất đắp đập không đảm bảo, có lớp xen kẹp đất không được đầm chặt, ...

² Thiết bị tiêu nước bị tắc, đường bão hoà dâng cao, mái đất bào hoà nước giảm sức kháng cắt.

 Tiêu thoát nước mưa trên mặt mái hạ lưu không tốt, khi mưa kéo dài toàn thân đập bị bão hòa nước ngoài dự kiến của thiết kế

Nếu sạt trượt xảy ra trong điều kiện mưa bão và khối trượt nông, cần nhanh chóng phủ bạt chùm lên toàn bộ vùng sạt trượt để ngăn nước, ghim chặt vải bạt rồi dằn bằng bao tải cát để ngăn ngước mưa xâm nhập.

Nếu khối trượt sâu thì phải xẻ rãnh thoát trong khối trượt và lấp lại ngay bằng rồng đá hoặc rồng cây (đá hoặc thân cây bó trong vải địa kỹ thuật). Rãnh đào có chiều rộng không quá 1m (bằng chiều rộng gầu máy đào), mỗi rãnh cách nhau tối thiểu 3m để không làm mất tác dụng phản áp khối trượt.

Trường hợp khối trượt phát triển đến chân đập thì đồng thời phải đắp phản áp ở chân. Khối phản áp có chiều rộng tối thiểu 10m, chiều cao tối thiểu 2m, nếu đắp qua cao mà nền yếu thì có thể khối phản áp này cũng không ổn định.

Sau lũ phải dỡ bỏ kết cấu xử lý tạm thời để xử lý đắp lại.

Xem Video ở đây