Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Hố sụt cục bộ trên mái đập đất, nguyên nhân và biện pháp xử lý khẩn cấp- Video No.19

18/12/2024 16:57

52

Hố sụt cục bộ trên mái đập đất, nguyên nhân và biện pháp xử lý khẩn cấp- Video No.19

Hố sụt là một dạng nguy hiểm cần báo động. Khi xuất hiện hố sụt tức là trong đập đã xuất hiện đất bị moi và cuốn trôi đi, hình thành đường ống/khoảng trống trong thân đập. Nước thấm xâm nhập vào là bão hoà đất, sức kháng cắt cắt của đất giảm, mái đập có thể bị trượt hoặc sập xuống. 

Hố sụt thường xuất hiện dọc theo cống lấy nước hoặc dọc tường bên tràn. Nguyên nhân có thể là do đất trong thân đập đã chui qua các khe rỗng hoặc mối nối của kết cấu bê tông để đi ra ngoài. Ở trên mái thượng lưu, sóng tác động lôi các hạt vật liệu đệm ra ngoài cũng tạo ra hố sụt.

Hố sụt xuất hiện ở trong thân đập còn có nguyên nhân là do có tổ mối làm tổ trong đập, khi tổ mối bị sập kéo theo đất trên mặt hình thành hố sụt.  Xác các cây gỗ chôn trong đập hoặc nền bị mục nát cũng gây ra hiện tượng sụt lún.

Trường hợp xuất hiện ống xói trong thân đập cũng có thể gây gây hố sụt.

Khi phát hiện hố sụt trên đỉnh đập, mái đập cần sơ hoạ bị trí và lập báo cáo gửi cáo gửi cấp có thẩm quyền.

Tìm hiểu hố sụt thuộc loại nào. Nếu hố sụt có vành như miệng giếng thì chứng tỏ vật liệu đã bị trôi khá nhiều, có khả năng hình thành đường ống trong thân đập.

Cần mời đơn vị có chuyên môn đánh giá nguyên nhân và biện pháp xử lý. Phải xử lý nguyên nhân trước rồi mới đề xuất được biện pháp đúng. Ví dụ: nếu hố sụt do cống bị thủng thì phải tìm cách trám vá lỗ thủng trong cống trước, sau đó có thể khoan phụt bằng vật liệu đặc biệt để điền đầy hố sụt.

Xem Video ở đây