Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Tổ mối, tác hại, cách phát hiện và biện pháp xử lý khẩn cấp- Video No.21

18/12/2024 17:03

4

Tổ mối, tác hại, cách phát hiện và biện pháp xử lý khẩn cấp- Video No.21.

Việt Nam là nước nhiệt đới, mối hoặc động vật gậm nhấm thường làm tổ trong thân đập đất tạo ra các hang rỗng trong đập. 

Tổ mối thường chỉ xuất hiện ở trên mực nước hồ, nhưng với những hồ có mực nước thường xuyên cạn nước, tổ mối sẽ phát triển xuống thấp hơn. Khi hồ đầy nước, thân đập nhanh chóng bão hoà nước, làm giảm sức kháng cắt của đất, lỗ rỗng bị sập xuống làm đỉnh đập bị lún võng gây nguy cơ tràn đỉnh. Nếu kích thước tổ mối lớn, áp lực nước có thể gây vỡ đập.

Phải thường xuyên phát quang cây cỏ, bụi rậm trên mái đập, chân đập và vùng vai đập để kịp thời phát hiện tổ mối hoặc hang động vật. Theo quy định, không để cây cỏ mọc cao quá 30cm để có thể đứng từ xa cũng có thể phát hiện các hang hốc, các vùng thấm bất thường. Nếu phát hiện mối bay ra nhiều để kiếm ăn nhưng chưa phát hiện chính xác được vị trí mối chúa thì có thể mời các đơn vị chuyên môn có thiết bị để dò tìm tổ mối.

Khi phát hiện chính xác vị trí tổ mối, dùng mồi nhử để diệt mối chúa, sau đó khoan phun thuốc diệt mối, rồi phụt vữa xi măng-sét để lấp đầy hang hốc.

Xem Video ở đây