Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Xử lý kết cấu bê tông bị nứt, xốp, rỗng ở tràn xả lũ- CLIP No.28

19/12/2024 08:10

42

Xử lý kết cấu bê tông bị nứt, xốp, rỗng ở tràn xả lũ- CLIP No.28

Bê tông thủy công bị nứt do nhiều nguyên nhân: nứt do nguyên nhân kết cấu, nứt do ứng suất nhiệt, nứt do phản ứng Alkali, …. và có thể nứt do băng giá (ở các nước xứ lạnh). Có thể nhìn vào hình dạng vết nứt để phán đoán nguyên nhân. Nứt do kết cấu thường nứt sâu và dài. Nứt do phản ứng Alkali thường có dạng mạng nhện, vết nứt nông … Với các TBKT về vật liệu và kỹ thuật xử lý, ngày nay về cơ bản đã có cách để hàn gắn vết nứt. Bê tông bị rỗng xốp thường là do nguyên nhân xâm thực do lâu ngày, hiện tượng khí thực ở công trình tháo, … Thường phải qua đánh giá chất lượng mới quyết định được phương án sửa chữa. Nếu kết cấu không đủ khả năng chịu lực thì làm mới là tốt nhất. Nếu kết cấu còn tốt, nhưng bê tông bị rỗng do chất lượng thi công kém thì có thể sử dụng vữa xi măng không co để bơm điền đầy.

Nguyên nhân nứt, xốp, rỗng của kết cấu tràn:

- Do môi trường: Bê tông tràn luôn ở trong điều kiện làm việc khắc nghiệtmài mòn do dòng chảy vận tốc lớn, bị xâm thực do môi trường nóng ẩm, nước có tính ăn mòn, ... theo thời gian, chất lượng bê tông suy giảm nghiêm trọng. Qua đánh giá, nếu kết luận cường độ bê tông thấp hơn yêu cầu thiết kế chịu lực thì cần phải có giải pháp để phục hồi hoặc thay thế kết cấu mới.

Do chất lượng thi côngTrong thực tế, có nhiều công trình mới xây dựng nhưng vẫn xảy ra nứt - xốp - rỗng cục bộ ở một số khu vực do lỗi thi công. Nguyên nhân là do chất lượng bê tông kém (quá nhiều nước hoặc cốt liệu bẩn), đầm không đạt yêu cầu, .... sẽ dẫn đến hiện tượng chất lượng bê tông kém, nhanh xuống cấp. 

- Do biến dạng không đều gây nứt kết cấu hoặc hư hỏng khớp nối: mặc dù tràn thông thường được đặt trên nền đá, tuy nhiên trong nhiều trường hợp do xuất hiện vết nứt hoặc khớp nối bị hư hỏng, dòng lưu tốc lớn trên dốc tràn lôi cuốn các hạt vật liệu từ dưới lớp đệm lót và vật liệu nền ra ngoài gây rỗng dưới nền. Cần phải sử dụng phương pháp phụt vữa đặc biệt, gọi là phương pháp JOG (Jack of Grouting) để điền đầy khoảng trống dưới nền. Điểm đặc biệt của phương pháp này là phụt trên nhiều điểm, vừa phụt vừa kiểm soát hiện tượng đẩy trồi của mặt bê tông do áp lực phụt.

Xem Video ở đây