Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Kiểm tra thường xuyên- CLIP No.30

19/12/2024 08:27

6

Kiểm tra thường xuyên- CLIP No.30

Mục đích của việc kiểm tra an toàn đập là nhằm nâng cao an toàn của đập và các công trình liên quan để bảo vệ cho người và tài sản vùng hạ du. Kiểm tra an toàn đập được tiến hành nhằm bảo đảm việc vận hành và bảo trì thực hiện đúng; phát hiện ra các vấn đề không an và xác định tại sao nó tồn tại. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu, và để khẳng định đập đã đáp ứng an toàn dựa trên các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của quốc gia và của cơ quan quản lý an toàn đập. Có nhiều hình thức Kiểm tra, gồm: Kiểm tra thường xuyên, Kiểm tra định kỳ (trước và sau lũ), Kiểm tra đột xuất (sau khi đập vừa trải qua lũ lớn, hoặc động đất) và Kiểm định. Nhưng tất cả các hình thức kiểm tra đều có công tác kiểm tra hiện trường. Kiểm tra hiện trường bao gồm việc kiểm tra kỹ lưỡng bề ngoài công trình và các các hạng mục tiếp xúc với môi trường. Thiết bị sử dụng không quá đắt, và có thể tiến hành trong vòng 1 ngày. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quá trình kiểm tra có thể lâu hơn, tuỳ thuộc loại hình kiểm tra và độ phức tạp của công trình. Kết quả kiểm tra trực quan hiện trường sẽ được sử dụng để đánh giá tình trạng đập hiện tại. Sau đó, mức độ ổn định và sức khoẻ đập sẽ được đánh giá và kiến nghị có cần phải đưa ra biện pháp sửa chữa hoặc cải thiện hay không?

Theo quy định pháp luật, kiểm tra an toàn đập được thực hiện theo 3 cấp độ: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra trước và sau lũ, kiểm tra đột xuất khi có sự kiện lớn xảy ra với đập (như động đất, mưa lũ vượt tần suất thiết kế..

Kiểm tra thường xuyên là trách nhiệm của cá nhân/tổ chức được giao quản lý khai thác đập/hồ chứa. Ngoài ra, tổ chức/cá nhân được giao quản lý khai thác đập/hồ chứa còn có trách nhiệm kiểm tra hoặc hỗ trợ đoàn kiểm tra an toàn đập trước mùa lũ hoặc kiểm tra đột xuất.

Mục đích công tác kiểm tra thường xuyên: 

- Quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước. 

- Qua công tác kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng, để báo cáo đoàn kiểm tra an toàn đập biết và để lập kế hoạch sửa chữa kịp thời.

Chế độ kiểm tra kiểm tra thường xuyên:

- Về mùa khô, khi mực nước hồ dưới mực ngưỡng tràn 1m: mỗi tuần kiểm tra ít nhất một lần. Trước khi mở cống và sau khi đóng cống phải đọc mực nước hồ lúc 7h.

- Khi hồ đang tràn và có mưa lũ: kiểm tra hàng giờ, đọc mực nước vào lúc 7h, 13h và 19h. 

Các việc phải làm khi đi kiểm tra thường xuyên:

- Quan sát trực quan các hạng mục đập, cống, tràn,... và phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, mất an toàn (nứt đập, thấm, rò rỉ..).

- Đọc mực nước hồ, ghi chép vào sổ nhật ký và lập báo cáo khi được yêu cầu. Với các đập có lắp đặt thùng đo mưa thì phải đọc và cập nhật số liệu quan trắc mưa ở thùng đo mưa.

Trường hợp phát hiện đập, hồ chứa nước thuỷ lợi có hư hỏng đột xuất, người trực tiếp kiểm tra phải báo ngay cho chủ sở hữu (UBND huyện) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở NN&PTNT). Đồng thời phải ghi rõ thời gian, vị trí, đo đạc sơ bộ, chụp ảnh hoặc quay video chỗ hư hỏng để đưa vào báo cáo.

Xem Video ở đây