Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý an toàn đập- Ứng phó tình huống khẩn cấp- CLIP 32

19/12/2024 08:34

7

Ứng phó tình huống khẩn cấp- CLIP 32

Điều 25 Nghị định 114/2018 quy định Chủ sở hữu đập, hồ chứa thuỷ điện; tổ chức cá nhân khai thác đập, hồ chứa thuỷ lợi có trách nhiệm lập và rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp (KHƯPTHKC).

KHƯPTHKC là bản kế hoạch khung làm cơ sở cho cơ quan phòng PCLB địa phương chỉ đạo chủ đập, các CQ đơn vị liên quan và nhân dân ở khu vực hạ du thực hiện công tác chuẩn bị sẵn sàng về các mặt tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất và biện pháp tiến hành nhằm:

1.Chuẩn bị sẵn sàng để phát hiện, đối phó với các trình huống khẩn cấp xảy ra tại hồ chứa.

2.Thực hiện các hành động kịp thời để ngăn chặn, đi đến triệt tiêu các sự cố tại công trình để hạn chế tối đa tác hại khi sự cố xẩy ra.

3. Kế hoạch sơ tán bảo vệ dân cư và CSHT vùng hạ du khi có THKC

Sau khi xây dựng KHƯPTHKC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức/cá nhân khai thác hồ chứa phải phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức phổ biến kế hoạch đến nhân dân vùng hạ du bị tác động. Hàng năm, cùng với cơ quan phòng chống thiên tai tổ chức tập huấn cho các đơn vị có liên quan (lực lượng xung kích địa phương, quân đội, công an, ...) theo các tình huống, kịch bản có trong KHƯPTHKC. Nếu có điều kiện nên tổ chức diễn tập trên thực địa.

Năm bước phải thực hiện kế hoạch KHƯPTHKC khi xảy ra sự cố bất thường hoặc sự kiện khẩn cấp xảy ra ở đập, nói chung gồm:

1) Phát hiện sớm;

2) Đánh giá tình hình và sự kiện khởi phát hoặc yêu cầu các hành động khẩn cấp là hết sức quan trọng;

3) Thực hiện theo quy trình thông báo kịp thời và chính xác cho các đối tượng tham gia EPP;

4) Thực hiện các biện pháp xử lý thận trọng/khôn ngoan hoặc hành động sơ tán để giảm thiểu sự cố tạm thời tại đập và tổn thất cho hạ lưu.

5) Và cuối cùng, cần đưa ra quyết định chấm dứt sự kiện khẩn cấp, sau khi đã thực hiện các hành động liên tiếp như mô tả tại hình bên.

Trong đó, việc phát hiện sớm và đánh giá các điều kiện hình thành hoặc sự kiện xảy ra là bước đầu tiên để xác định hoặc phát lệnh hành động khẩn cấp (bước 2 nói trên) là hết sức quan trọng. Quy trình thông báo sớm cho phép tất cả những người tham gia KHƯPTHKC phải có phản ứng kịp thời và hiệu quả. Việc xử lý khôn ngoan và hành động giảm thiểu cần phải thực hiện ngay lập tức. Sau đó việc quyết định cần phải dựa trên mức độ phát triển của sự kiện để thông báo khởi động KHƯPTHKC.

Để xây dựng KHƯPTHKC, cần phải có Bản đồ ngập lụt. Bản đồ ngập lụt cung cấp cho chính quyền và nhân dân vùng bị tác động ở hạ lưu do vỡ đập hoặc xả lũ lớn, bao gồm các thông tin về phạm vi ngập do xả lũ, mức nước lũ, vận tốc dòng lũ, thời gian sóng vỡ đập truyền từ đập về từng vùng cụ thể để chính quyền và nhân dân hạ du có thể kịp di chuyển đến nơi an toàn khi có sự cố đập.

Xem Video ở đây