Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của Nghị định 114/2018 về quản lý an toàn đập và đề xuất sửa đổi [Bài 1/10 bài]
22/12/2024 09:54
Nhiệm vụ Tư vấn Phản biện xã hội năm 2023
Cơ quan quản lý: Liên hiệp các Hội KHKTVN
Đơn vị thực hiện: Hội Đập lớn và PTNN Việt Nam
Chủ nhiệm: GS.TS Nguyễn Quốc Dũng
Về sự cần thiết của nhiệm vụ:
Việt nam có 6750 đập thuỷ lợi có tổng dung tích trên 14,5 tỷ m3 nước, 475 đập thuỷ điện có tổng dung tích 56,5 tỷ m3 nước. Đập, hồ chứa nước có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước và năng lượng cho các ngành kinh tế quốc dân, cải thiện môi trường sinh thái.
An toàn đập là vấn đề rất quan trọng được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm. Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, tiếp theo là Nghị định 67/2019/NĐ-CP Quy định một số điều của Luật Thuỷ lợi có liên quan đến đập, hồ chứa nước thuỷ lợi. Bộ Nông nghiệp và PTNT có các thông tư 05/2018/TT-BNN và Thông tư 05/2019/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Bộ Công thương có Thông tư 09/2019/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2018/NĐ-CP cho các đập thuỷ điện.
Qua một số năm thực hiện Nghị định 114/2018/NĐ-CP cho thấy cần phải rà soát đánh giá một số nội dung chưa phù hợp với thực hành quốc tế, đánh giá kết quả thực hiện và kiến nghị sửa đổi một số điểm bất cập cho phù hợp tình hình thực tế.
Nhiệm vụ đã hoàn thành và nghiệm thu. Kết quả: Đạt
BBT xin giới thiệu loạt bài viết lấy từ Kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu, gồm 10 chuyên đề.
Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu:
Chuyên đề 1: Khung quản lý an toàn đập của một số quốc gia trên thế giới
Các nội dung tổng quan trong chuyên đề này đề cập đến các vấn đề:
- Thể chế an toàn đập (Luật an toàn đập, Các hướng dẫn dưới Luật)
- Mô hình tổ chức quản lý an toàn đập;
- Phương pháp và công cụ quản lý an toàn đập;
- Sự cố đập trên thế giới và bài học kinh nghiệm.
<Bấm vào đây> để xem toàn văn Chuyên đề 1