Hội thảo lũ quét, sạt lở đất [Bài 13/13: Thông tin về các đề tài, dự án liên quan đến lũ quét, sạt lở đất đã và đang thực hiện thời gian gần đây]

12/01/2025 09:32

8

Việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác quan trắc, cảnh báo, ứng dụng các giải pháp công trình giảm nhẹ rủi ro lũ quét – lũ bùn đá, trượt lở đất trở thành yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm hạn chế các tác động tiêu cực do các loại hình thiên tai này gây ra. Để thực hiện điều đó, cần có những nghiên cứu đột phá nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu trong việc cảnh báo sớm các loại hình thiên tai này tới người dân. Từ năm 2006 đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) đã triển khai đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, các nhà khoa học của Viện đã ghi nhận tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc, đang có khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất; trong đó, 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu: Đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học về trượt lở đất và lũ quét-lũ bùn đá. Các công trình nghiên cứu này tuy có nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:

Nguồn tài liệu cơ bản, các bản đồ có tỷ lệ nhỏ, chưa bổ sung, cập nhật nên rất khó có thể lập bản đồ phân vùng rủi ro trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá chi tiết, trong khi địa điểm gây lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở đất phần lớn ở quy mô cấp xã, bản. Như vậy là, về mặt không gian, các bản đồ không đủ chi tiết để cảnh báo đúng vị trí thiên tai, không dự báo được lũ quét-lũ bùn đá, trượt lở đất theo thời gian thực, sai số lớn, vì vậy giá trị ứng dụng thực tiễn chưa cao.

Các giải pháp công trình và phi công trình chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, tiêu chuẩn hóa và đưa ra được các giải pháp vừa kinh tế vừa hiệu quả với điều kiện dân cư miền núi.

Chưa có sự thống nhất về các tiêu chuẩn, tiêu chí trong việc cảnh báo, phân cấp, đánh giá rủi ro trượt lở đất, lũ quét-lũ bùn đá.

Dưới đây là một số thông tin về các đề tài, dự án đã và đang thực hiện liên quan đến Lũ quét, Sạt lở đất mà Ban tổ chức đã cố gắng thu thập để  có thêm thông tin. Cần lưu ý rằng, do hạn chế về thông tin nên BBT khẳng định rằng danh mục dưới đây không phản ánh đầy đủ danh mục các đề tài dự án đã và đang thực hiện. Rất mong bạn đọc cung cấp thêm thông tin để danh mục được đầy đủ hơn. Các thông tin thống kê dưới đây chỉ nhằm mục đích để người đọc biết được KHCN đã và đang làm gì để đóng góp cho việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai lũ quét, sạt lở đất.     

Người tổng hợp: Nguyễn Quốc Dũng, Hội Đập lớn và PTNN Việt Nam.

<Xem bài tại đây>