Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của Nghị định 114/2018 về quản lý an toàn đập và đề xuất sửa đổi [Bài 4/10 bài]

17/01/2025 08:25

10

Phân loại đập, hồ chứa trong đánh giá an toàn đập

Trong giai đoạn thiết kế, đập thủy lợi thủy điện được thiết kế theo cấp công trình quy định tại Quy chuẩn quốc gia (QCVN) 04:05- Công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu về thiết kế. Tùy theo quy mô đập (thường xét chiều cao lớn nhất từ nền đập đến đỉnh đập) mà phân cấp thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV. Tùy thuộc vào cấp đập, Quy chuẩn 04:05 quy định thành phần khối lượng khảo sát, tính toán, phân tích … ở mức độ khác nhau, hệ số an toàn trong thiết kế cũng khác nhau theo cấp thiết kế của đập.

Trong giai đoạn quản lý vận hành, Nghị định 114/2018 phân loại đập theo quy mô đập (tùy thuộc thông số chủ yếu là chiều cao và dung tích) thành 4 loại: đập loại đặc biệt, đập loại lớn, loại vừa và loại nhỏ.

Nhận xét về phân cấp đập trong thiết kế và phân loại đập trong quản lý đang có những bất cập sau đây:

Đang có sự không thống nhất giữa phân cấp đập trong giai đoạn thiết kế và trong giai đoạn quản lý vận hành. Phân loại đập chỉ có ý nghĩa với đập thủy lợi vì nó liên quan đến mô hình quản lý (đập lớn do các IMC quản lý, đập nhỏ do các tổ dùng nước (cấp xã) quản lý. 

Phân cấp đập hay phân loại đập đều dựa trên quy mô đập, chưa xét đến/hoặc nói chính xác là chưa xét thỏa đáng tác động của đập đối với hạ du. Mặt khác, đối với đập thủy điện còn phụ thuộc vào công suất nhà máy, nhiều đập nhỏ/hồ nhỏ nhưng cột nước lớn thì Nghị định 06/2021 lại thuộc nhóm thủy điện lớn và việc quản lý cũng do các Công ty lớn quản lý.

Theo quan điểm như hiện tại, đập càng lớn hoặc hồ chứa có dung tích càng lớn thì yêu cầu về quản lý càng chặt chẽ vì nếu vỡ đập thì hậu quả sẽ lớn/nghiêm trọng hơn đập nhỏ và dung tích nhỏ. Tuy nhiên, quan niệm như vậy không hoàn toàn đúng. Một nghiên cứu của Mỹ tổng kết sự cố vỡ đập trên thế giới cho thấy, cùng một quy mô đập đã xảy ra sự cố, nhưng đập … ở Nhật Bản làm chết 2300 người, còn đập ở Italia chỉ làm chết …. người. Chính vì vậy, có đến 70% số quốc gia trên thế giới chuyển sang phân loại đập dựa trên nguy cơ (có thể xảy ra ở đập) + hậu quả (đối với hạ du và bản thân công trình). Cách làm này được gọi là phân loại đập dựa trên thông tin rủi ro (dam classification based on risk informations).

Chuyên đề này cung cấp thông tin về cách phân loại đập trên thế giới, phân tích những bất cập hiện nay trong phân loại đập ở Nghị định 114/2018, đưa ra những kiến nghị cần xem xét sửa đổi trong quá trình rà soát Nghị định 114/2018 về quản lý an toàn đập.

<Bấm vào đây> để xem toàn văn chuyên đề